Cây bồ công anh có thể được dùng để điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Thân và lá cây chứa nhựa có màu trắng như sữa và vị đắng, với tính kiềm cao, công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm. Tất cả sản phẩm chiết xuất từ loại cây này đều hữu hiệu đối với bệnh ngoài da như ghẻ, eczema cũng như các chứng ngứa khác.
Cây bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Loại cây này cũng được coi là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời loại bỏ đường bị tích tụ ở trong thận mà hầu hết người bệnh tiểu đường đều mắc.
Theo văn y cổ truyền thế giới, một trong những công dụng quan trọng của cây bồ công anh phòng chống nguy cơ hình thành, phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, phần gốc và rễ cây bồ công anh có ảnh hưởng lớn trên các tế bào ác tính, đồng thời có tác dụng kháng hóa trị liệu mà không làm tổn hại tới các tế bào khỏe mạnh.
Không chỉ dùng để trang trí, cây bồ công anh còn có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Ảnh minh họa
Loại cây này rất giàu canxi nên cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và sự vững chắc của xương. Bồ công anh còn chứa nhiều các chất chống oxy hóa như kuteolin và vitamin C với khả năng bảo vệ xương khỏi những gốc tự do độc hại có thể làm suy yếu xương nói chung, giảm mật độ xương, lão hóa sớm.
Cây bồ công anh giúp cải thiện các chức năng của gan thông qua việc kích thích gan một cách tự nhiên và thúc đẩy tiêu hóa. Những hoạt chất trong cây bồ công anh loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, bên cạnh đó giúp tái cân bằng điện giải, tái lập các hydrat.
Tuy nhiên, loại cây này rất khó ăn. Bạn có thể cho thêm một số loại rau lá xanh khác vào cùng lá bồ công anh để làm sinh tố, salat.. Bằng cách này, bạn làm giảm được mùi hương nồng của bồ công anh, đồng thời thu được các lợi ích sức khỏe của loại cây này.
Cây bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn. Các inulin và chất nhầy trong loại cây này có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, trong khi các chất chống oxy hóa giúp cho hấp thu độc tố từ thực phẩm, kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có lợi, đồng thời ức chế, ngăn cản các vi khuẩn đường ruột có hại.
Do có tính chất lợi tiểu, cây bồ công anh tốt cho sức khỏe đường tiết niệu, giải độc và làm sạch thận, cùng với đó kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu, ức chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại nhờ đặc tính tẩy bỏ.
Theo các chuyên gia, dược liệu bồ công anh thường được dùng trong điều trị dưới dạng thuốc sắc với liều sử dụng mỗi ngày từ 20-40g lá tươi hoặc là từ 10-15g lá khô. Bồ công anh có thể dùng riêng hoặc là phối hợp cùng các dược liệu khác (chè dây, khổ sâm, lá khôi...).
Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe, bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, sỏi mật, viêm túi mật, viêm da tiếp xúc.
Lưu ý, không dùng bồ công anh điều trị bệnh ở các nhóm đối tượng như trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với những thành phần của dược liệu, người mắc hội chứng ruột kích thích, tắng nghẽn ống mật hoặc là tắc ruột.