Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cầu hơn 7.000 tỷ hư hỏng: Lún vênh trước khi thông xe?

(DS&PL) -

Phó tổng Giám đốc Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng cho hay, những điểm lún vênh xuất hiện ở giữa các đốt đúc dầm xảy ra khi thi công, không phải do khai thác bị lún võng.

Phó tổng Giám đốc Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng cho hay, những điểm lún vênh xuất hiện ở giữa các đốt đúc dầm xảy ra khi thi công, không phải do khai thác bị lún võng.

Vừa khai thác đã xuất hiện 4 điểm lún vênh

Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, dự án cầu Bạch Đằng là đường dẫn và nút giao cuối tuyến nối TP.Hạ Long (Quảng Ninh) và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, rút ngắn thời gian từ TP.Hạ Long về Hà Nội còn 1,5 giờ được đầu tư theo hình thức BOT.

UBND tỉnh Quảng Ninh là cấp quyết định đầu tư và là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Sở GTVT Quảng Ninh là đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Liên danh nhà đầu tư: Phúc Lộc - Cái Mép - Cường Thịnh Thi - Cienco 1 - Trung Nam Group - Công Thành - Phương Thành - Tập đoàn SE Nhật Bản; Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng là doanh nghiệp dự án.

Cầu Bạch Đằng vừa khai thác đã bị "lún vênh". Ảnh: Tri thức Trực tuyến

Dự án được khởi công tháng 9/2014, có tổng chiều dài 5,3 km, tổng vốn đầu tư 7.277 tỉ đồng. Dù vẫn đang chờ lún để bù vênh mặt cầu nhưng công trình đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng chính thức thông xe, đưa vào khai thác từ ngày 1/9/2018.

Mức thu phí cầu Bạch Đằng thấp nhất là 35.000 đồng/lượt và cao nhất là 180.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, cầu Bạch Đằng vừa mới khai thác chưa lâu đã xuất hiện 4 điểm lún vênh ở giữa cầu đang khiến cho dư luận lo ngại về chất lượng cây cầu.

Ngay sau khi nhận được thông tin, xuất hiện 4 điểm lún vênh ở giữa cầu, Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã lập tức chỉ đạo “nóng” và đề nghị các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý.

Cụ thể, Bộ trưởng Thể ký văn bản số 12051/GTVT-CQLXD đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo sở GTVT Quảng Ninh khẩn trương yêu cầu nhà đầu tư, công ty CP BOT cầu Bạch Đằng chỉ đạo các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn giám sát kiểm tra hiện trường, nghiên cứu, đánh giá các yếu tố kỹ thuật của cầu, trắc dọc cầu, ổn định trụ tháp, ứng suất dây văng…

Đồng thời, có giải pháp xử lý, khắc phục để đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phương tiện tham gia lưu thông và an toàn công trình, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ đến các cơ quan truyền thông.

Lún vênh trước khi thông xe

Lý giải về 4 điểm lún vênh, ông Nguyễn Tiến Oánh, Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng đã có những lời giải thích rất “ngô nghê” khi giải thích rằng: “Những điểm lún vênh xuất hiện ở giữa các đốt đúc dầm xảy ra khi thi công, không phải do khai thác bị lún võng”.

Bộ trưởng GTVT chỉ đạo các đơn vị kiểm tra làm rõ hiện tượng "lún vênh". Ảnh: Tri thức Trực tuyến

“Hiện tượng này, thường xảy ra khi thi công các cầu dây văng, việc kiểm soát chênh lệch giữa các đốt đúc khó khăn hơn cầu thông thường. Các điểm “lún vênh” được phát hiện hiện tượng này từ trước khi thông xe”, ông Oánh “ngô nghê” chia sẻ.

Cũng theo ông Oánh giải thích, đối với cầu sử dụng công nghệ thông thường khi thi công sẽ triển khai bù vênh ngay khi thảm mặt cầu. Tuy nhiên, cầu Bạch Đằng là cầu dây văng, do nhiều đặc thù nên vẫn khai thác, trong thời gian đó theo dõi, tính toán bù vênh, có thể 2 -3 tháng tới.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Thảo, Tổng Giám đốc công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng cho rằng, khi xây dựng cầu đã sử dụng công nghệ dây văng phức tạp khiến cho các nhịp khi ghép vào nhau khó bằng phẳng, lực căng của dây cáp lại biến thiên không đều dẫn tới các khớp nối không đều nhau làm cho mặt cầu uốn lượn, tạo độ lún chênh lệch lớn nhất lên đến 20 cm.

Ngoài ra, cầu Bạch Đằng được thi công với thời gian gấp gáp, cộng với việc các nhà thầu Việt Nam vốn có ít kinh nghiệm nên mới xảy ra tình trạng trên. Phía nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm khắc phục bằng cách bù vênh.

Thế Anh

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật