Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 29/2: Nga dùng vũ khí nào để phá hủy xe tăng Abrams của Mỹ tại Ukraine?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Đại diện phòng thiết kế Piranha ở  Ulyanovsk (Nga) vừa tiết lộ vũ khí phá hủy chiếc xe tăng Abrams đầu tiên mà Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine.

VOV dẫn thông tin từ TASS cho hay, theo đại diện phòng thiết kế Piranha ở Ulyanovsk (Nga), chiếc xe tăng Abrams đầu tiên Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine đã bị phá hủy bằng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) Piranha.

“Tôi nhận được thông tin này từ một khách hàng đã liên lạc với chỉ huy tiểu đoàn đã phá hủy chiếc xe tăng Abrams. Người này nói rằng phương tiện tấn công là FPV Piranha của chúng tôi. Sau đó, thông tin xuất hiện trên các bản tin và các kênh Telegram chiếu cảnh chiếc xe tăng Abrams bốc cháy”, đại diện phòng thiết kế Piranha nói.

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, FPV là viết tắt của cụm từ First Person View (Góc nhìn thứ nhất). Thay vì chỉ có thể điều khiển và quan sát qua một màn hình thông thường, FPV mang đến cho người điều khiển cảm giác chân thực như một phi công đang ngồi trong buồng lái máy bay.

FPV thực hiện cả nhiệm vụ trinh sát và tấn công, với khả năng điều chỉnh hỏa lực pháo binh, tấn công thiết bị quân sự và truy đuổi mục tiêu đang di chuyển. Các thông tin kỹ thuật chi tiết về FPV hiện vẫn chưa được nhà sản xuất công bố.

Hình ảnh xe tăng Abrams đầu tiên Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine đã bị phá hủy. Ảnh: RT

Trước đó, ngày 27/2, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã phá hủy một xe tăng Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine gần làng Berdychi, phía Tây Bắc Avdiivka - thành phố chiến lược ở Donbass mà Nga vừa giành quyền kiểm soát.

Trong đoạn video đăng tải trên Telegram, đám cháy bốc lên trên tháp pháo xe tăng M1 Abrams. Chiếc xe tăng được cho là bị FPV tấn công và chịu ít nhất một đòn tấn công từ đạn chống tăng.

Hình ảnh cận cảnh chiếc Abrams bị phá hủy được UAV giám sát ghi lại cho thấy khoang chứa đạn và khoang động cơ của xe tăng bốc cháy.

Hồi cuối tháng 1/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Washington sẽ cung cấp cho Kiev 31 xe tăng M1 Abrams - số lượng đủ để trang bị cho một tiểu đoàn thiết giáp, theo RT.

Tới cuối tháng 9/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chia sẻ rằng những chiếc xe tăng Abrams đầu tiên đã đến Kiev. Theo các quan chức Mỹ, đợt chuyển giao này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 10/2023.

Kể từ đó, xe tăng M1 Abrams vắng bóng trên chiến trường. Một số chuyên gia phương Tây nhận định, Ukraine có thể giữ vũ khí này để dự phòng cho một cuộc tấn công lớn có khả năng diễn ra, hoặc có thể nhận thấy M1 Abrams sẽ không hiệu quả trong điều kiện mùa đông trước hệ thống phóng thủ kiên cố của Nga.

RT đưa tin, bản thân Tổng thống Zelensky đã cố gắng giảm những kỳ vọng dành cho xe tăng Abrams. “Tôi hy vọng sẽ có nhiều đợt chuyển giao hơn nhưng tôi thực sự không thể nói rằng những chiếc xe tăng này đang đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. Số lượng quá ít”, ông nói vào tháng 11/2023.

Những báo cáo đầu tiên về việc triển khai Abrams được đưa ra sau khi Nga giành được quyền kiểm soát thành phố chiến lược Avdiivka ở Donbass. Theo Moscow, việc Ukraine rút lui khỏi khu vực này đã trở thành một cuộc rút lui không có tổ chức với tổn thất nặng nề.

Ở một diễn biến liên quan, trong cuộc phỏng vấn với TASS hôm 25/2, ông Igor Kimakovsky - cố vấn của người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk chia sẻ, xe tăng M1 Abrams đã được nhìn thấy ở phía Tây Bắc thành phố Avdiivka.

Ông Kimakovsky không cung cấp thêm thông tin chi tiết về số lượng xe tăng Abrams, khả năng sẵn sàng chiến đấu rõ ràng của chúng hoặc các các chỉ huy Ukraine triển khai vũ khí này. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quân đội Ukraine đang tích cực sử dụng máy bay không người lái (UAV) gần thành phố này.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật