Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 28/12: Phương Tây âm thầm đổi chiến lược liên quan đến Ukraine?

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Mỹ và các quốc gia châu Âu khác được cho là đã từ bỏ mục tiêu về việc Ukraine giành "chiến thắng toàn diện" trước Nga để chuyển dần sang giải pháp thương lượng.

Tờ Politico mới đây dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên Mỹ cho biết, về mặt công khai, cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đều khẳng định không có thay đổi chính thức nào về chính sách hỗ trợ Ukraine. Song, Washington và châu Âu hiện đang "thảo luận về việc tái triển khai" lực lượng của Kiev khỏi cuộc phản công "gần như đã thất bại" và chuyển sang thế phòng thủ.

Tờ báo trên nhấn mạnh rằng Tổng thống Joe Biden từng cam kết sẽ viện trợ Ukraine “miễn là điều đó cần thiết”. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất khi quốc hội Mỹ không đạt được thống nhất được về vấn đề viện trợ cho Ukraine, chủ nhân Nhà Trắng chỉ khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và trang thiết bị quan trọng cho Kiev "miễn là chúng tôi có thể".

Mỹ và các quốc gia châu Âu được cho là đang âm thầm thay đổi chiến lược về Ukraine. Ảnh: Telegraph

Một phát ngôn viên giấu tên của Nhà Trắng cũng tiết lộ rằng các cuộc đàm phán luôn là mục tiêu cuối cùng của Mỹ ở Ukraine và tất cả viện trợ cho Kiev đều nhằm mục đích giúp Kiev có vị thế tốt nhất trên bàn đàm phán nếu kịch bản đó xảy ra.

Politico nhận định, ông Biden muốn có lệnh ngừng bắn ở cả Ukraine và Trung Đông, vì việc ông tán thành cuộc tấn công của Israel tại Dải Gaza đang “khiến ông phải trả giá bằng sự ủng hộ” của các thành viên tiến bộ ở Đảng Dân chủ và muốn “tránh những tin tức xấu trong năm bầu cử”.

Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 27/12 tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp thêm 250 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Khoản viện trợ này gồm đạn dược cho hệ thống phòng không, các cấu kiện khác cho hệ thống phòng không, bổ sung đạn dược cho các hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 105 mm và 155 mm, đạn xuyên giáp và hơn 15 triệu băng đạn.

Ngoại trưởng Blinken đồng thời kêu gọi quốc hội Mỹ “hành động nhanh chóng, càng sớm càng tốt để thúc đẩy các lợi ích an ninh quốc gia thông qua chính sách hỗ trợ Ukraine tự vệ và bảo vệ tương lai của nước này”.

Trước đó, các nhà lập pháp Mỹ cho biết Thượng viện sẽ không phê duyệt bất kỳ gói viện nước ngoài mới nào trong năm nay bao gồm cả khoản 60 tỷ USD dành cho Ukraine do Tổng thống Biden đề xuất hồi tháng 10. Nguyên nhân là họ đã không đạt được thỏa thuận về vấn đề an ninh biên giới.

Các nghị sĩ hàng đầu tại Thượng viện Mỹ bày tỏ hy vọng rằng có thể đạt được thỏa thuận “vào đầu năm mới” đồng thời nhấn mạnh sẽ cùng chính quyền Tổng thống Biden sử dụng thời gian còn lại của năm để “làm việc một cách thiện chí nhằm hoàn tất” một thỏa thuận tiềm năng.

Phương Uyên (Theo RT)

Tin nổi bật