Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận cảnh núi lửa bất ngờ phun trào ở Indonesia, 11 người leo núi thiệt mạng

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Các nhà chức trách địa phương xác nhận 11 người leo núi đã thiệt mạng trong khi 12 người khác vẫn đang mất tích do núi lửa phun trào.

Hãng tin Reuters đưa tin, núi lửa Marapi ở phía Tây đảo Sumatra (Indonesia) bất ngờ phun trào hôm 3/11 với cột tro bụi cao tới 3.000m vào không khí và lan sang các khu vực lân cận trong vòng bán kính từ 5 -6 km.

Ông Abdul Malik - người đứng đầu đội tìm kiếm và cứu hộ ở Tây Sumatra nói với CNN rằng các cuộc sơ tán đang được tiến hành và một đội gồm 40 nhân viên cứu hộ đã được điều đến hiện trường. Trong số 75 người có mặt ở khu vực vào thời điểm núi lửa phun trào, lực lượng chức năng xác nhận 11 người đã thiệt mạng, 3 nhà leo núi đã được tìm thấy còn sống trong khi 12 người khác vẫn mất tích.

12 người vẫn đang mất tích sau khi núi lửa Marapi bất ngờ phun trào ở Indonesia hôm 3/12. Ảnh: Reuters

Theo một bản cập nhật được đưa ra vào sáng 4/12 (theo giờ địa phương), tổng cộng 75 người bao gồm cả những người leo núi đã được sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm và các trường hợp bị thương đã được đưa đến bệnh viện điều trị.

Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm những người mất tích tạm thời phải dừng lại vì lo ngại về an toàn. “Thật quá nguy hiểm nếu chúng ta tiếp tục tìm kiếm vào lúc này”, ông Jodi Haryawan - người phát ngôn của đội tìm kiếm và cứu hộ cho biết.

Nằm trên “Vành đai lửa” của Thái Bình Dương, Indonesia hiện là quốc gia có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất thế giới với 127 ngọn núi. Núi lửa Marapi là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất nước này. Vụ phun trào nguy hiểm nhất của Marapi xảy ra vào tháng 4/1979, khiến 60 người thiệt mạng.

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 4/12: Ukraine lại hứng không kích, cuộc chiến mùa đông bắt đầu?

Ông Hendra Gunawan - người đứng đầu Trung tâm Núi lửa và Địa chất Indonesia cho biết, Marapi đã được quan sát thấy thường xuyên phun trào kể từ năm 2004 với khoảng cách từ 2 - 4 năm một lần. “Các vụ phun trào của Marapi luôn diễn ra đột ngột và khó phát hiện bằng thiết bị vì nguồn phun trào ở gần bề mặt”, ông nói.

Sau vụ phun trào mới nhất, các nhà chức trách Indonesia đã nâng mức cảnh báo lên mức cao thứ hai và cấm người dân đi lại trong phạm vi 3 km tính từ miệng núi lửa. Các tuyến đường leo núi và đường mòn cũng đã bị đóng cửa.

Một số đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy tro núi lửa lan rộng khắp bầu trời, bao phủ ô tô và đường sá những khu vực xung quanh. Chính quyền địa phương đã cung cấp khẩu trang và kêu gọi người dân các khu vực lân cận núi lửa đeo kính mắt để bảo vệ họ khỏi tro núi lửa.

Phương Uyên (Theo Reuters, AP và CNN)

Tin nổi bật