Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảm phục những thí sinh "tóc bạc" lần đầu tiên được tham dự kỳ thi THPT quốc gia

(DS&PL) -

Sau nhiều năm bươn chải, vất vả mưu sinh, những thí sinh "tóc bạc" đã dành thời gian tự học, quyết tâm dành chiến thắng trong kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên của cuộc đời.

Sau nhiều năm bươn chải, vất vả mưu sinh, những thí sinh "tóc bạc" đã dành thời gian tự học, quyết tâm dành chiến thắng trong kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên của cuộc đời.

Theo ghi nhận của của báo Tuổi Trẻ, tại điểm thi trường THPT Sông Mã (tỉnh Sơn La), có đến 80 thí sinh trên 40 tuổi tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Thí sinh Vàng A Dông - 44 tuổi quyết tâm lấy tấm bằng THPT. Ảnh: Tuổi Trẻ

Chia sẻ với PV, anh Vàng A Dông, người dân tộc Mông ở xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã (Sơn La, năm nay đã 44 tuổi) cho biết, hồi còn trẻ vì điều kiện khó khăn, A Dông không được đi học cấp III. Nay A Dông cần có 1 tấm bằng để thuận lợi hơn trong công việc.

Anh theo học hệ tự học có hướng dẫn và tự tin đăng ký dự thi THPT quốc gia năm nay, quyết tâm kiếm 1 tấm bằng.

"Ngần này tuổi rồi học lại với bọn trẻ vất vả lắm, nhưng tôi quyết tâm! Lần này mà không đỗ thì sang năm tôi học lại thi tiếp!", anh A Dông cho hay.

Những thí sinh U40 sẵn sàng bước vào thi môn đầu tiên. Ảnh: Tuổi Trẻ

Vừ A Nghĩa - thí sinh 42 tuổi - ra khỏi phòng thi với nụ cười tươi rói. Anh A Nghĩa nhận định đề thi môn văn vừa sức đối với anh, anh tự tin ít nhất được 5 điểm.

Anh Nghĩa đã học hết lớp 9, đi học hệ trung cấp sư phạm rồi về giảng dạy ở một điểm trường tiểu học thuộc huyện Sông Mã. Yêu cầu của công việc cần anh tiếp tục học. Anh tự tin năm nay sẽ đỗ.

Tại Hà Nội, cũng trong sáng hôm nay (25/6), nhiều sĩ tử có mặt ở trường Marie Curie bất ngờ trước sự xuất hiện của một thí sinh đặc biệt - ông Vương Đình Yên (47 tuổi, xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội).

Sau hơn hai giờ làm bài thi Văn căng thẳng, ông Yên nghỉ ngơi, uống nước tại quán trà đá bên cạnh cổng trường. Nói về động lực đi thi, người đàn ông "đầu hai thứ tóc" tươi vui chia sẻ với PV Tri Thức Trực Tuyến: "Tôi xem bộ phim truyền hình Ấn Độ về phụ nữ ngoài 70 tuổi vẫn cố gắng đi học biết chữ, coi đó như tấm gương học hỏi để tham dự kỳ thi năm nay".

Trưởng thôn 47 tuổi đi thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Zing.vn

Trước kia, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1986-1987, ông phải gác lại việc học hành. Giờ đây, khi đã học xong cấp ba tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và tham gia công tác ở xã với vai trò trưởng thôn, ông mới đi thi để có được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

"Các thí sinh trong phòng thi tưởng nhầm tôi là giám thị. Biết mình cũng là thí sinh, nhiều cháu rất ngạc nhiên. Mọi người đều rất ủng hộ, chúc tôi thi tốt, thậm chí còn hỏi có cần giúp đỡ gì không", ông Yên vui vẻ nói.

Cũng nói về những thí sinh "tóc bạc" dự thi THPT quốc gia năm 2019, theo ghi nhận của PV Infonet tại Trường THCS và Dân tộc nội trú A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), đã có một thí sinh lần đầu tiên được tham dự kỳ thi THPT sau 15 năm nghỉ học. Đó là anh Hồ Viết Nhuận (37 tuổi, trú thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, TT-Huế).

Thí sinh Hồ Viết Nhuận là cán bộ kiểm lâm lần đầu tiên dự thi THPT quốc gia sau 15 năm nghỉ học. Ảnh: Infonet

Anh Nhuận cho biết, anh vừa mới hoàn thành chương trình lớp 12 tại Trường THCS A Roàng theo hệ bổ túc do ngày trước khó khăn nên đành gác lại việc học hành.

Trước đó, năm 2008, anh đăng ký học trung cấp kiểm lâm tại tỉnh Quảng Ninh và khi ra trường thì về làm ở Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên – WWF. Sau đó, chuyển sang làm kiểm lâm tại khu Bảo tồn Sao La thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguyễn Phượng (T/h)

Tin nổi bật