Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Cạm bẫy” rình rập ở những vùng biển phẳng lặng, ít sóng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Vùng nước phẳng lặng và ít sóng thực chất là một “cạm bẫy” dễ dẫn đến chết đuối chứ không hề an toàn. Tại sao lại như vậy?

(ĐSPL) - Vùng nước phẳng lặng và ít sóng thực chất là một “cạm bẫy” dễ dẫn đến chết đuối chứ không hề an toàn. Tại sao lại như vậy?

Thông thường đi biển, một số bạn vẫn nhầm lẫn rằng nên chọn những vùng nước phẳng lặng, ít sóng thì sẽ an toàn. Tuy nhiên dường quan điểm này lại khá sai lầm bởi họ không biết rằng đó chính là những nơi nguy hiểm và nó dễ dàng cuốn bạn ra xa, dẫn đến những vụ chết đuối thương tâm. Vậy tại sao nên an toàn ấy lại trở thành “tử thần giấu mặt” như vậy?

Theo đó, vùng nước phẳng lặng kia thực chất là một dòng chảy xa bờ. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi thẳng ra biển, khi đó dòng nước này sẽ hình thành dòng chảy xa bờ.

Nơi có dòng chảy xa bờ thường là vùng phẳng lặng, ít sóng (nơi mũi tên đỏ) (ảnh: safebee)

Kết quả của nhiều lần thí nghiệm thực tế cho thấy, nơi có dòng chảy xa bờ là vùng nước lặng và hầu như không có sóng. Và rồi cũng chính vì đặc điểm này mà nhiều người hay lựa chọn vùng nước lặng để tắm biển mà không biết nguy hiểm đang rình rập. Nó có thể gây nguy hiểm bất cứ khi nào, khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn và nó gây nguy hiểm cho người bơi.

Mọi người đi biển có thói quen lựa chọn những ngày sóng yên biển lặng để tắm nhưng chúng ta đâu biết rằng những lúc ấy thực chất là đang rất nguy hiểm. Nếu chúng ta di chuyển vào chỗ lặng sóng thì vô tình đã rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng chảy này sẽ kéo chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển.

Khi bơi với dòng chảy xa bờ phải bơi song song với bờ biển (ảnh: beachsafe)

Thông thường, vận tốc trung bình của dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/s cho đến 2,5 m/s. Tuy nhiên, do dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng 1-3m, nhiều người bơi thành thạo có thể dễ dàng thoát ra bằng cách bơi vuông góc với dòng chảy và song song với bờ biển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bạn vẫn có thể bị vắt kiệt sức nếu cố vùng vẫy.

Dòng chảy xa bờ có 3 loại là dòng ngược tức thì (Flash Rip Current); dòng ngược cố định (Fixed Rip Current) và dòng ngược vĩnh cửu (Permanent Rip Current).

Thực ra, để nhận biết dòng chảy xa bờ, bạn chỉ cần quan sát cẩn thận mặt biển. Theo đó, dòng chảy xa bờ có mặt nước phẳng lặng hơn và ít sóng hơn. Dòng chảy xa bờ thường là sậm màu hơn và đục hơn tùy theo góc chiếu của ánh mặt trời so với dòng chảy thường.

Dòng chảy xa bờ thường là sậm màu hơn và đục hơn tùy theo góc chiếu của ánh mặt trời (ảnh: WHOI)

Nếu như bạn rơi vào vòng xoáy của dòng chảy xa bờ, điều đầu tiên là tuyệt đối giữ bình tĩnh và chú ý không bơi ngược dòng nước. Nếu là người bơi giỏi, bạn hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.

Còn nếu là người bơi yếu thì hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, đồng thời giữ bình tĩnh và thả nổi để giữ sức nhé.

Để an toàn tuyệt đối nhất bạn nên có lực lượng bảo hộ đi dùng đồng thời cần quan sát các biển chỉ báo an toàn trước khi xuống tắm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi đi biển và giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết hơn.

Tổng hợp

Tin nổi bật