Phương pháp điều trị bệnh mề đay mạn tính
Mề đay mạn tính là bệnh da liễu có liên quan đến miễn dịch và cơ địa, do đó rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện các dạng tổn thương trên da như nổi mẩn đỏ, sần sùi thành từng mảng, ngứa ngáy. Đặc biệt về đêm, các triệu chứng này thường trầm trọng hơn. Tình trạng này tiến triển nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Hướng điều trị là cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát. Một số các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng, bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Đây là thuốc chính trong điều trị các tình trạng nổi mề đay, dị ứng. Thường được sử dụng là những thuốc thế hệ mới do liều dùng chỉ một lần mỗi ngày và ít gây buồn ngủ hơn, cụ thể: Cetirizine, Fexofenadine, Desloratadine, Levocetirizine,...
- Thuốc bôi chứa corticosteroid: Có tác dụng ngăn chặn viêm da gây đỏ và ngứa. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và thuốc kháng histamin, thuốc corticosteroid tại chỗ không hiệu quả thì có thể chuyển sang dạng toàn thân.
Thuốc kháng histamin, corticosteroid giúp giảm ngứa nhanh
Cách chăm sóc người bị mề đay mạn tính
Dưới đây là thông tin về cách chăm sóc người bị nổi mề đay được các chuyên gia khuyên thực hiện:
- Tránh gãi: Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của nổi mề đay mạn tính với đặc điểm gãi càng nhiều vùng ngứa sẽ càng lan rộng. Ngoài ra, gãi mạnh có thể dẫn đến tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Các thành phần trong mỹ phẩm có nguy cơ cao dẫn đến kích ứng da như paraben, cồn, chất tạo hương, chất bảo quản,... Do vậy, sử dụng khi đang bị nổi mề đay sẽ khiến tình trạng bệnh lâu khỏi hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa hay xà phòng để vệ sinh. Thay vào đó nên dùng nước hoặc sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, lành tính.
- Kiêng thực phẩm giàu đạm: Một số đồ ăn như tôm, cua,... thường có hàm lượng đạm cao. Đây có thể là nguy cơ tiềm tàng gây dị ứng. Ngoài ra, đối với người mắc bệnh mề đay mạn tính thì hệ miễn dịch kém nên khi bổ sung nhiều đạm sẽ khiến cơ thể không kịp chuyển hóa và hấp thu. Do đó, các chất này sẽ bị giữ lại, lâu dần chuyển thành chất có hại.
- Hạn chế bổ sung muối và đường: Các chuyên gia cho biết, muối và đường được xem là những chất dễ gây kích ứng thần kinh ngoại biên, khiến da nổi mẩn đỏ kèm ngứa. Bên cạnh đó, việc dùng nhiều đường còn làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đây đều là những thực phẩm gây khó tiêu và nóng trong người, khi bổ sung sẽ thúc đẩy phản ứng viêm, sưng, ngứa. Ngoài ra, chúng còn khiến da khô và nhạy cảm hơn.
- Kiêng các chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia,... là nguyên nhân dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu và khiến bệnh mề đay tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.
Người bệnh bị nổi mề đay cần lưu ý tránh gãi
Cải thiện và phòng ngừa mề đay mạn tính nhờ Phụ Bì Khang
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, xây dựng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng Phụ Bì Khang là lời khuyên của chuyên gia dành cho người bị nổi mề đay. Sản phẩm thảo dược Phụ Bì Khang là sự phối hợp của 3 thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên với tác dụng như sau:
- Cao nhàu: Nhàu là thảo dược có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da. Ngoài ra, cao nhàu kết hợp cùng cao gan có tác dụng tăng cường chức năng thận, tăng thanh thải và loại bỏ chất có hại khỏi cơ thể.
- Cao gan: Là thành phần được chiết xuất từ gan động vật chứa nhiều sắt, protein, vitamin, từ đó nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe tế bào. Đồng thời giúp tăng cường chức năng gan và tăng thải độc tố.
- L-carnitine fumarate: Đây là một acid amin có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào. Do vậy, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để chống lại bệnh mề đay mạn tính tái phát liên tục.
Phụ Bì Khang tác động trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể, giúp phục hồi nuôi dưỡng tế bào bị tổn thương một cách từ từ, qua đó giảm ngứa và viêm bên ngoài, cũng như ngăn chặn nguy cơ mề đay mạn tính tái phát.
Phụ Bì Khang - Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay hiệu quả
Cảm nhận của người dùng sản phẩm
Chị Vũ Thị Tuyết Lan (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện về hành trình chống chọi với mề đay mẩn ngứa. Nhớ lại lúc bị mề đay, chị Lan cho biết tự nhiên xuất hiện những nốt đỏ lác đác khắp người và rất ngứa. Vài ngày sau, cơn ngứa bắt đầu dữ dội khiến chị gãi đến xước da, chảy máu mà cũng không đỡ. Tính ra thời gian gãi ngứa của chị còn nhiều hơn thời gian làm những việc khác. Sau một thời gian, chị không thể chịu đựng được nữa mới đi khám tại bệnh viện da liễu. Ở viện, chị được bác sĩ khám và chẩn đoán là mắc bệnh mề đay mạn tính. Sau đó, chị được bác sĩ tư vấn đầy đủ thông tin về bệnh mề đay và đưa ra lời khuyên nên tránh một số tác nhân dễ gây dị ứng. Bác sĩ kê cho chị dùng thuốc chống dị ứng Telfast và Phụ Bì Khang.
Chị tâm sự thêm về việc điều trị: “Telfast tôi cũng từng dùng rồi, nghe Phụ Bì Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì tôi cũng không tin tưởng lắm. Khi tìm hiểu thêm các thông tin về Phụ Bì Khang thì tôi đã yên tâm sử dụng theo đúng lời khuyên của bác sĩ. Thật không thể tin được, chỉ sau một tháng với 5 hộp Phụ Bì Khang, các nốt đỏ dần lặn bớt, vẫn còn ngứa nhẹ nhưng không dữ dội hay bứt rứt như trước nữa. Vui sướng lắm các chị ạ! Đúng là không có nỗi khổ nào bằng những cơn ngứa dai dẳng do mề đay gây ra, rất khó chịu và mệt mỏi”.
Mề đay mạn tính tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những ảnh hưởng mà nó đem lại không nhỏ và còn hay tái phát liên tục. Do vậy, người mắc cần lưu ý tuân thủ điều trị và nên dùng thêm Phụ Bì Khang để cải thiện bệnh nhanh hơn, đồng thời phòng ngừa tái phát hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn gì về bệnh mề đay mạn tính vui lòng liên hệ 024.3557.8387 để được tư vấn thêm.
Hương Giang
*Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty CP KD DV & TM Nam Phương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh