Nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay
Trẻ nhỏ hay mắc các tình trạng về da do sức đề kháng yếu nên dễ bị tấn công bởi những yếu tố bên ngoài môi trường. Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em, nhưng thường gặp nhất là:
- Dị ứng: Trẻ nhỏ dễ bị dị ứng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nhất là thức ăn (đậu phộng, hải sản, trứng, sữa), thuốc (kháng sinh, giảm đau), phấn hoa, lông vật nuôi…
- Nhiễm trùng: Các bệnh do virus như: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan… rất phổ biến ở trẻ em. Khi có nhiễm trùng, ngoài đau, sốt cao thì da trẻ cũng dễ bị kích ứng, phát ban và nổi mề đay cấp tính.
- Thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ sẽ không kịp thích nghi, gây kích ứng cho làn da, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này thường gặp ở những thời điểm giao mùa, từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
- Nguyên nhân khác: Côn trùng cắn, ma sát với quần áo, hóa chất...
Trẻ bị nổi mề đay gây ngứa khó chịu
Ngoài những tác nhân kể trên thì rất nhiều trẻ bị mề đay không xác định được căn nguyên gây bệnh, còn gọi là mề đay vô căn (không rõ căn nguyên). Tuy nhiên, theo chuyên gia, nguyên nhân sâu xa là do suy giảm chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào (sức đề kháng), rối loạn miễn dịch, lâu ngày hình thành các nốt đỏ gây ngứa ngoài da.
Làm gì khi trẻ bị nổi mề đay?
Trong một số trường hợp, trẻ bị nổi mề đay có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc hay các biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, khả năng này là rất thấp bởi khi đã bị mề đay, hệ miễn dịch của trẻ giảm đi nhiều, cộng với làn da mỏng manh thì thương tổn rất khó có thể tự phục hồi.
Biện pháp chăm sóc
Điều đầu tiên bạn cần làm khi trẻ bị ngứa, nổi mề đay là xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh, tránh để trẻ tiếp xúc lại. Ngoài ra, trong thời gian chờ đợi triệu chứng thuyên giảm, phụ huynh cần lưu ý một số khía cạnh dưới đây:
- Làm sạch vùng da bị tổn thương ở trẻ bằng nước ấm, tránh dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa vì có thể gây kích ứng da.
- Chườm lạnh lên da trẻ, nhiệt độ thấp sẽ giúp trẻ bớt ngứa, các vùng sưng nề cũng vì thế mà giảm dần.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm kích ứng da.
- Thoa một chút kem dưỡng ẩm lên da giúp trẻ bớt ngứa nhưng nên chọn loại không chứa cồn và ít hóa chất.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ hàng ngày giúp tăng sức đề kháng.
- Không cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò, trứng... hoặc các loại hóa chất, nước tẩy rửa…
Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng để hạn chế mề đay tái phát
Dùng thuốc
Với những trẻ bị nổi mề đay nhẹ thì sử dụng mẹo hay chăm sóc đặc biệt sẽ giúp sớm cải thiện bệnh. Ở trường hợp nặng hơn, trẻ bắt buộc phải dùng thuốc để điều trị, trong đó kháng histamin là loại phổ biến nhất.
Một số thuốc kháng histamin thường được chỉ định để điều trị mề đay ở trẻ em là: Loratadin, cetirizine… với các dạng bào chế như viên uống, kem bôi… phù hợp với từng mục đích sử dụng. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin có rất nhiều tác dụng phụ, điển hình là gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón… thậm chí tích tụ các chất độc cho cơ thể nếu sử dụng lâu dài.
Đẩy lùi mề đay ở trẻ hiệu quả, an toàn, phòng tránh tái phát với giải pháp từ thảo dược
Nổi mề đay không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngứa ngáy khiến trẻ bứt rứt, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, dẫn đến sụt cân và không thể tập trung học tập. Tuy nhiên, việc điều trị mề đay cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế bởi không thể tùy tiện dùng các biện pháp như người lớn.
Thấu hiểu điều đó, các nhà khoa học đã chọn lọc những vị thuốc quý lành tính trong y học cổ truyền theo công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời sản phẩm Phụ Bì Khang với nguồn gốc từ thảo dược giúp cải thiện mề đay, mẩn ngứa hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Phụ Bì Khang giúp giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng
Sản phẩm là sự kết hợp của 3 thành phần với từng công dụng cụ thể như sau:
1. Cao gan: Chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, vitamin, protein giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, đặc biệt phù hợp với người dùng thuốc tây trong thời gian dài.
2. Cao nhàu: Thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chống dị ứng, thúc đẩy vết thương mau lành, hạn chế hình thành sẹo. Đồng thời, nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng thải độc cho thận.
3. L-carnitine fumarate: Cung cấp năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Nhờ vậy, Phụ Bì Khang không chỉ giảm nhanh triệu chứng ngứa, viêm trước mắt, mà còn tăng cường các chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào, phục hồi những tế bào bị tổn thương, phòng tránh mề đay tái phát. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Cảm nhận của người dùng
Đánh giá của chuyên gia
Theo chuyên gia Trần Lan Anh: “Trong thành phần của Phụ Bì Khang có cao nhàu, còn gọi là nhàu núi hoặc ngao núi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhàu có khả năng tăng tỷ lệ các tế bào miễn dịch như TCD4, TCD8, TCD4/TCD8. Đây là những tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng phục hồi của các tế bào bị tổn thương”. Để hiểu hơn về điều này, mời bạn xem chuyên gia tư vấn TẠI ĐÂY.
Nổi mề đay ở trẻ em gây khó chịu, mệt mỏi vì những cơn ngứa dai dẳng. Để giúp trẻ bớt ngứa, hạn chế tái phát, hãy xây dựng cho con chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kết hợp sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang mỗi ngày, bạn nhé!
Thu Hương
*Tiếp thị: Công ty CP KD DV & TM Nam Phương
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh