Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách chạy xe đúng luật khi nghe tiếng còi của CSGT?

  • Thục Hiền
(DS&PL) -

Khi tham gia giao thông, việc nghe thấy tiếng còi của CSGT là điều khá phổ biến, ai cũng sẽ gặp. Vậy người tham gia giao thông phải ứng xử ra sao mới đúng luật?

Cách chạy xe đúng luật khi nghe tiếng còi của CSGT?

Cách chạy xe đúng luật khi nghe tiếng còi của CSGT. Ảnh minh hoạ

Về vấn đề hiệu lệnh của CSGT được thực hiện theo quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT và từ 01/7/2020 thực hiện theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT. Tuy nhiên, quy định vẫn được giữ nguyên như cũ, cụ thể khi nghe còi lệnh của CSGT, người tham gia giao thông cần thực hiện như sau:

- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

- Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT, bị phạt ra sao?

Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP) quy định mức phạt tài xế không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông (CSGT).

Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng, ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng, đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng.

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Đối với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng.

Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 nghìn đồng.

Tin nổi bật