1. Bảo quản tỏi trong trong tủ lạnh
Tỏi cũng có thể được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tỏi khô bóc vỏ rồi rửa sạch, để tỏi đã bóc vào rổ để nơi thoáng mát cho khô ráo. Sau khi tỏi khô ráo thì cho vào lọ thủy tinh và đặt vào trong ngăn mát của tủ lạnh.
Tỏi băm nhỏ còn sót lại sau khi chế biến món ăn cũng có thể bảo quản được trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn chỉ cần cho tỏi băm cho vào hộp đậy kín và để trong tủ lạnh.
2. Trữ đông tỏi
Tỏi khô sau khi bóc vỏ, băm nhuyễn tỏi và vào túi kín. Ép tỏi thành miếng mỏng khoảng 1cm rồi cho vào ngăn đá đông lạnh khoảng 3 giờ. Sau đó lấy tỏi ra và cắt thành hình vuông nhỏ. Hoặc bạn cũng có thể cho tỏi băm nhuyễn vào khay đựng đá, bọc kín rồi cho vào ngăn đông. Cách làm này có thể để tỏi được lâu mà không bị mất hương vị.
3. Ngâm tỏi với giấm
Không chỉ bảo quản tỏi được lâu hơn và việc ngâm tỏi còn tạo ra món tỏi ngon hơn. Bạn chỉ cần bóc vỏ, rửa sạch tỏi, để ráo và bỏ vào lọ thủy tinh, đổ ngập tỏi với hỗn hợp giấm, đường, ớt, muối hòa tan.
Để khoảng 10 ngày bạn sẽ có món tỏi ngâm. Tỏi ngâm giấm có thể để trong ngăn mát tủ lạnh và bạn có thể dùng dần.
4. Ngâm tỏi trong dầu
Bạn bóc vỏ từng tép tỏi và cho vào trong lọ thủy tinh hoặc hũ đựng thực phẩm. Sau đó, cho dầu ăn vào ngập hết phần tỏi và đóng kín nắp rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh. Phương pháp này không những bảo quản tỏi hiệu quả mà còn rất tiện lợi khi nấu nướng.
5. Dùng thuốc lá
Cho tỏi vào túi giữ tươi, sau đó cho 2 điếu thuốc lá vào túi tỏi, buộc lại.
Chất nicotin trong thuốc lá có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tỏi. Ngoài ra, thuốc lá có tác dụng hút ẩm. Để túi tỏi vào trong tủ lạnh sau khi buộc kín để tỏi không bị hỏng trong một năm. Đây là cách bảo quản đơn giản nhưng lại ít ai ngờ tới.
6. Dùng lọ thủy tinh
Tỏi sau khi đã lựa được những củ lành lặn thì cho tất cả vào một hũ thủy tinh có nắp hoặc hũ sứ. Đậy chặt nắp lại, để nơi thoáng mát ngoài trời. Bằng cách này tỏi trong một năm sẽ không hỏng.
7. Dùng muối rang
Trước tiên tỏi mua về hãy kiểm tra lần lượt, nhặt hết những củ thối và hỏng, sau đó chuẩn bị một túi ni lông và cho tất cả số tỏi cần bảo quản vào.
Chuẩn bị một lượng muối ăn thích hợp, cho muối vào nồi, vặn lửa nhỏ và bắt đầu rang. Sau khi đảo khoảng vài phút, bạn có thể tắt bếp và đổ muối ra khi thấy muối đã ngả sang màu vàng.
Sau khi muối đổ ra, để nguội rồi dùng giấy ăn bọc muối lại rồi cho gói muối vào túi đựng tỏi. Buộc kín túi nilon lại và để ở nơi thoáng mát, thoáng gió. Với cách này, bạn có thể bảo quản tỏi được lâu mà không bị hỏng hay mọc mầm.
Linh Chi (T/h)