Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cả làng tranh cướp kho báu trong lăng mộ vua Trần

(DS&PL) -

Tin rằng trong lăng mộ chứa kho báu, nên người dân đã hò nhau đào tung lên. Thông tin nhóm người đào mộ trúng kho báu lộ ra, cả xóm Bãi Đá hò nhau kéo đến hôi của.

Tin rằng trong lăng mộ chứa kho báu, nên người dân đã hò nhau đào tung lên. Thông tin nhóm người đào mộ trúng kho báu lộ ra, cả xóm Bãi Đá hò nhau kéo đến hôi của.

Ông Hứa Văn Phán, nguyên thủ từ đền Sinh (An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh), kể nhiều chuyện về các lăng mộ vua Trần bị giới săn tìm kho báu phá nát bao nhiêu năm nay mà đau lòng. Ông Nguyễn Văn Yên, người trông nom đền Thái, rồi ông Nguyễn Hữu Tâm, người dẫn tôi đến các lăng mộ đổ nát rất nhiệt tình, nhưng khi tôi đề xuất được đến di tích đổ nát lăng mộ vua Trần Nghệ Tông, ở khe núi có tên khe Nghệ, thì cả ông Phán, ông Yên, ông Tâm đều từ chối.

Tôi nhờ một số người dân trong vùng, song tuyệt nhiên không ai dám dẫn tôi vào cái khe núi có vô số lời đồn khủng khiếp đó. Lý do họ đưa ra thật khó tin: Khu mộ đã bị người Tàu yểm bùa.

Theo người dân nơi đây, từ nhiều năm nay, ít người ở xã An Sinh dám đặt chân đến khe Nghệ ngoài các nhà khoa học, khảo cổ. Khe Nghệ nằm ở xóm Bãi Đá, thuộc thôn Bãi Dài. Cả khe núi hoang vắng chỉ có gia đình anh Nguyễn Văn Chạm sinh sống.

Trước khi vào khe Nghệ, anh Chạm đốt nhang thắp trên bàn thờ, khấn vái thần linh, thổ địa, khấn vái cả vua Trần Nghệ Tông. Nỗi sợ hãi thế giới vô hình của người đàn ông này khiến bước chân tôi lên khe Nghệ có cảm giác chờn chợn.

Mộ vua Trần Nghệ Tông vốn nằm trên diện tích vài héc ta, nhưng giờ chỉ còn mấy cục đá vỡ nát chẳng khác gì đá nung vôi và một mảnh chân bia hiện làm nơi đặt bát hương trong “miếu thờ”. Nói là miếu thờ, chứ thực chất chỉ có mấy cành cây cắm lên, lợp tấm phibro-ximăng cùng một bát hương lạnh lẽo.

Anh Chạm dẫn tôi ra phía sau miếu, rồi vạch bụi cỏ lác cao quá đầu và chỉ tay giải thích rằng, đó chính là nơi diễn ra cuộc đào phá, tranh cướp “kho báu” trong lăng mộ vua Trần từ 25 năm trước.

Người dân dựng tạm chiếc lán đặt bát hương trên khu đất từng có mộ vua Trần Nghệ Tông.

Theo anh Chạm, trước đây, Khe Nghệ là nơi người Tàu sinh sống. Các cụ kể vô số chuyện huyền hoặc về họ, rằng họ cắm chốt ở đây để săn lùng kho báu trong mộ vua, rồi thì họ cất giấu của và yểm bùa… Chuyện ấy hư thực thế nào không ai chứng minh được, nhưng có một điều rõ ràng, đó là lăng mộ vua Trần Nghệ Tông ở Khe Nghệ cùng các lăng mộ trong vùng đều đã bị đào bới tan nát.

Vào khoảng đầu những năm 80 thế kỷ trước, những người Tàu đột nhiên bỏ đi đâu không rõ. Toàn bộ thung lũng khe Nghệ rộng mênh mông không có người ở, cỏ cây rậm rạp.

Mãi đến năm 1990, một số người vùng ngoài mới tìm vào Khe Nghệ phát nương và tìm ra lăng mộ này. Mặc dù lăng mộ có dấu hiệu bị xâm phạm, nhưng người dân tin rằng “kho báu” trong lăng mộ chưa bị lấy đi.

Tin rằng trong lăng mộ chứa kho báu, nên người dân đã hò nhau đào tung lên. Thông tin nhóm người đào mộ trúng kho báu lộ ra, cả xóm Bãi Đá hò nhau kéo đến hôi của. Người dân với cuốc, thuổng, xà beng, đào một hố rộng đến 30 mét vuông, sâu hoắm xuống lòng đất.

Theo lời kể của những người tham gia đào bới lăng mộ, khi đào sâu xuống 5 mét, thì người dân kiếm được vô số vật báu, gồm cả vàng bạc, ngọc ngà, tiền cổ, đồ cổ quý hiếm bằng nhiều chất liệu, vũ khí bằng sắt, đồng… Tóm lại, đó là những vật dụng thời Trần dành cho vua chúa, giới thượng lưu dùng khi xưa. Khi đó, mạnh ai nấy cướp, người dân đã khuân đi vô số vật báu. Người gánh gồng, người vác vai, đội đầu, thậm chí đánh cả xe bò lên chở vật quý về.

Theo lời anh Chạm, khi đào sâu xuống lòng đất, thì phát hiện “căn nhà” xếp bằng những súc gỗ lớn. “Căn nhà” gồm nhiều phòng khác nhau và phòng nào cũng chứa ăm ắp cổ vật, của quý.

Bát nhang lạnh lẽo khói hương nơi lăng mộ vua Trần Nghệ Tông, bởi ít ai dám vào khe Nghệ.

Sau khi lấy hết của quý, người dân còn kéo những súc gỗ lớn từ lòng đất lên. Những người tham gia đào bới đều được chia phần, mỗi người vài súc gỗ còn nguyên vẹn. Những súc gỗ này tuy nằm dưới lòng đất nhiều trăm năm, song vẫn còn rất tốt, nên người dân xẻ làm giường, tủ, cánh cửa. Những sản phẩm làm từ gỗ lấy từ lăng mộ vua Nghệ Tông hiện người dân ở xóm Bãi Đá vẫn dùng đến ngày nay.

Theo lời kể của ông Đào Văn Hồng (xóm Bãi Đá), bên trong ngôi mộ mà ông cùng người dân đào phá có rất nhiều than gỗ, khối lượng lên đến vài tấn. Bên trong lớp than là lớp vôi bột và đặc biệt là chất màu đen bí ẩn giống như hắc ín. Những người dân xóm Bãi Đá không biết chất này là gì, nhưng màu đen, mềm, dẻo, dính như hắc ín nên gọi như vậy. Thứ chất “hắc ín” này cháy đùng đùng, bốc mùi thơm khi châm lửa. Theo mô tả của ông Hồng, khả năng chất này là thứ nhựa cây nào đó, dùng để ướp xác, có thể là nhựa thông.

Cũng theo lời ông Hồng, do hôi của chậm hơn những người khác, nên vợ chồng ông Hồng không lấy được báu vật gì. Vợ chồng ông Hồng cùng hàng chục hộ dân tranh nhau gánh than, “hắc ín”, vôi bột từ lòng mộ về bón ruộng. Mỗi người lấy cả chục gánh mà không hết.

Người dân đồn rằng, ông K. lấy được nhiều vàng bạc nhất, bán được rất nhiều tiền. Sau khi trúng quả, ông K. bỏ người vợ từng đồng cam cộng khổ ở quê nhà, vào Nam cùng bồ nhí hưởng cuộc sống giàu có. Nhưng rồi, ông K. chết bất đắc kỳ tử khi vào trong Nam được mấy tháng.

Anh Chạm chỉ nơi người dân xóm Bãi Đá đào bới, tranh cướp kho báu.

Theo lời ông Hồng, khi mọi người đang tranh nhau gánh than về bón ruộng, thì một người ở đâu đó tìm đến kêu lớn: “Sao mọi người lại lấy những thứ này về? Ngôi mộ có than, lại có vôi bột là chôn người hủi đấy. Ngày xưa người ta rắc vôi để tránh bệnh hủi lây nhiễm đấy”.

Khi đó, không ai biết đây là mộ vua, lại nghe người đàn ông lạ nói đây là mộ hủi, người dân bỏ chạy tán loạn. Mọi người nhảy xuống suối kỳ cọ rất sạch sẽ. Từ bấy, người dân xóm Bãi Đá ngọi ngôi mộ ở khe Nghệ là mộ hủi. Mãi sau này, khi các nhà khảo cổ về nghiên cứu, bảo đây là mộ vua Trần Nghệ Tông, thì mới biết đây là mộ vua và mới hiểu được tên khe núi là khe Nghệ.

Theo lời anh Nguyễn Văn Chạm, sau khi người dân trong xóm Bãi Đá bỏ chạy tán loạn khỏi lăng mộ vì có người nói là mộ hủi, thì một thời gian sau có một nhóm người săn đồ cổ tiếp tục tìm đến đào bới. Nhóm người này tiếp tục đào mở rộng và sâu hơn.

Khi đào qua lớp “nhà gỗ” (thực tế là mộ gỗ hình cũi, là loại mộ táng phổ biến từ thời Bắc thuộc, tồn tại đến thời Trần) khoảng 1 mét, thì gặp một phiến đá lớn, rất dày, rộng cả chục mét vuông, nặng hàng chục tấn. Nhóm người này đã đưa máy cẩu, máy tời vào quyết trục phiến đá lên.

Chiếc chén vàng sư thầy Thích Quảng Hiển nhặt được ở Trại Lốc.

Tuy nhiên, máy cẩu, máy tời vừa vào đến nơi thì tất thảy nhóm đào mộ, điều khiển cẩu, tời đều lăn đùng ra đất co giật, sùi bọt mép. Người dân xóm Bãi Đá phải khiêng họ đi cấp cứu. Sợ quá, nhóm phá mộ này không dám bén mảng đến khe Nghệ nữa. Từ đó, lăng mộ tan hoang bị bỏ quên trên đỉnh đồi Nghệ.

Mặc dù người dân xóm Bãi Đá tin rằng, phía dưới tấm đá khổng lồ dưới mộ vua Trần Nghệ Tông là một kho báu khổng lồ, nhưng không ai dám xâm phạm. Lại có lời đồn khác rằng, có một đường hầm dẫn xuống phía dưới tảng đá đó, nhưng người Tàu đã yểm trinh nữ, nên không thể tìm được đường xuống, thậm chí mất mạng nếu ai cố tình xâm phạm.

Câu chuyện đồn đại về kho báu ở khe Nghệ lại dấy lên kể từ thời điểm sư thầy Thích Quảng Hiển có cơ duyên nhặt được vật báu là chiếc hộp vàng ròng ở Trại Lốc, vùng đất đặt lăng mộ các vị vua Trần.

Tin nổi bật