Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Buổi giao lưu trực tuyến với “Cô gái Việt tỷ đô” của gia tộc họ Trần

(DS&PL) -

Chiều 21/6, tác giả cuốn tự truyện “Chuyện nhà Dr Thanh” đã có buổi giao lưu trực tuyến với độc giả báo Dân Trí. Tất cả các câu hỏi của độc giả về chuyện kinh doanh, gia

Chiều 21/6, tác giả cuốn tự truyện “Chuyện nhà Dr Thanh” đã có buổi giao lưu trực tuyến với độc giả báo Dân Trí. Tất cả các câu hỏi của độc giả về chuyện kinh doanh, gia đình,… đã được chị Trần Uyên Phương trả lời một cách thẳng thắn trong buổi “Giao lưu trực tuyến”.

Sau khi ra mắt, cuốn tự truyện “Chuyện nhà Dr Thanh” do nhà xuất bản Phụ Nữ phát hành đã gây ra một cơn sốt thực sự trên thị trường với hàng nghìn cuốn bán ra chỉ sau 3 ngày đầu tiên.

Ở cuốn sách này, tác giả đã hé lộ hầu như hết thảy những góc khuất của gia đình qua những ký ức tuổi thơ, những trải nghiệm buồn vui của bản thân, cũng như những bi hài kịch mà người ta vẫn cho là một trong những doanh nghiệp gia đình có tiềm lực nhất nhưng cũng lạ lùng nhất và bí ẩn với sóng gió, trầm luân suốt nhiều thế hệ.

Đây cũng là lí do mà buổi giao lưu trực tuyến với tác giả Trần Uyên Phương đã thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả trên khắp mọi miền đất nước. Rất nhiều câu hỏi thú vị của độc giả đã được tác giả trả lời một cách khá thẳng thắn, cởi mở.

Độc giả Hoàng Mạnh Tiến ở Hải Dương đặt câu hỏi: “Để kế thừa doanh nghiệp có giá trị cả tỷ USD, ba chị có đặt điều kiện gì với chị không? Ví dụ như phải lấy một người chồng là doanh nhân lớn chẳng hạn?”.

Nữ doanh nhân chia sẻ:“Trong gia đình tôi, chúng tôi hiểu rõ, thừa kế là trách nhiệm chứ không phải là quyền lợi. Điều kiện của ba tôi cho bất cứ người kế nhiệm của gia đình là: Phải chuyển giao toàn bộ tài sản cho thế hệ tiếp theo, cộng tiền lãi”.Tác giả cuốn tự truyện chia sẻ thêm, vị trí cao nhất ở Tân Hiệp Phát không chỉ có chị và người em gái, mà Tập đoàn còn tìm kiếm các ứng viên khác trên toàn thế giới.

“Thưa chị, nghe nói nhà chị có nhiều tiền mà không tiêu tiền. Nghe nói nhà chị không ai có nhà lầu, xe hơi – thế thì làm ra tiền để làm gì ạ?” – Độc giả Hoàng Bạch Lai – Tiền Giang hỏi.
Trước câu hỏi này, nữ doanh nhân thổ lộ triết lý kiếm tiền của gia đình, tiền không phải là mục tiêu, mục tiêu để đưa doanh nghiệp Việt ra thế giới. “Tôi đã từng viết lá thư chia sẻ với ba tôi: "Ba ơi thắng thua là chuyện bình thường trong cuộc sống, đúng không ba? Cảm ơn ba đã cho con luôn được chơi hết mình. Cảm ơn ba cho con hiểu thế nào là đúng nghĩa chơi cuộc chơi lớn, thế nào là sống cuộc sống vì một điều gì đó chứ không phải vì có thật nhiều tiền và giữ tiền để ăn dần. Nghe dường như rất mâu thuẫn nhưng chỉ có những người thật sự chơi cuộc chơi lớn mới hiểu được tại sao phải sống cuộc sống đơn giản, không bị lệ thuộc vào vật chất, chỉ có những người đó mới hiểu chạy theo vật chất sẽ làm “hèn” và “hư” mình".

Ái nữ của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ thêm lý do không sắm xe riêng, đó là nhu cầu chưa cần thiết. Chị quan niệm phương tiện để phục vụ chứ không để thể hiện mình ở đẳng cấp nào. Mục tiêu của chị là sao đóng góp cho những người xung quanh và tạo cơ hội để nhiều người hơn được giúp đỡ.

Với câu hỏi của độc giả Hải Anh – Hà Nội về việc Trần Uyên Phương được chọn làm người kế nhiệm có khiến gia đình xảy ra cạnh tranh quyền lực không?

Nữ doanh nhân đã trả lời khá thẳng thắn “Gia đình tôi xác định rằng, vị trí cao ở Tân Hiệp Phát không phải là quyền lợi mà là trách nhiệm và nghĩa vụ. Mỗi quyết định đều phải có sự đồng thuận của các cá nhân. Vị trí cao nhất ở Tân Hiệp Phát không chỉ có tôi và em gái tôi, mà chúng tôi còn tìm kiếm các ứng viên khác trên toàn thế giới”.

Những câu hỏi xoay quanh cuốn tự truyện vừa ra mắt cũng được nhiều độc giả đặt ra cho tác giả. Xuất phát từ đâu chị ra quyển sách “Chuyện nhà Dr Thanh”? Tôi nghĩ Tân Hiệp Phát không hẳn muốn kiếm tiền từ việc bán sách, đây hẳn là một chiêu trò PR? Chị hoàn toàn có quyền từ chối câu hỏi này của tôi, thưa chị”

Tác giả Uyên Phương: “Cảm ơn chị, một câu hỏi hay và tôi không từ chối trả lời. Nếu là chiêu trò PR, tôi có thể có rất nhiều chiến dịch từ báo chí, mạng xã hội và truyền hình. Nếu ai đó có suy nghĩ, lựa chọn việc ra mắt một cuốn sách là công cụ PR thì không nên. Với tôi, cuốn sách đó còn là cuộc đời, ăm ắp kỷ niệm về gia đình, về ba mẹ, về người thân, về những bài học mà bao thế hệ gia đình đã trải qua và tạo dựng. Vì cuốn sách đó, tôi mất gần 10 năm để thu thập tư liệu, với rất nhiều cảm xúc.

Tôi phải chạy đua để kịp hoàn tất vào “Ngày của cha” và “Ngày gia đình Việt Nam” năm nay - bất chấp các sự ngăn cản, trong đó có cả sự ngăn cản của ba tôi. Tôi bắt đầu viết cuốn sách khi THP đang đứng đầu thị trường nước giải khát, hiện nay chúng tôi đang giữ vị trí thứ 2”.

Ngoài ra, còn rất nhiều các câu hỏi thú vị khác đã được giải đáp trực tuyến. Buổi giao lưu kết thúc sau hơn 2 giờ đồng hồ, trong không khí rất ấm áp, chân tình và khá cởi mở giữa tác giả cuốn sách “Chuyện Nhà Dr Thanh” và các độc giả trên khắp mọi miền đất nước..

Độc giả quan tâm cũng có thể tìm hiểu và đặt mua sách “Chuyện Nhà Dr Thanh” tại trang web: http://www.tranquithanh.com hoặc liên hệ số điện thoại: 01234902222 (phía Bắc) và 0906742348 (phía Nam).


Tin nổi bật