Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bức ảnh trái đất ghép từ 36.000 hình “tự sướng”

(DS&PL) -

Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bức ảnh “tự sướng toàn cầu” được ghép từ 36.000 hình ảnh đăng tải trên các mạng xã hội nhằm kỷ niệm Ngày Trái đất.

Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 22/5 vừa công bố bức ảnh “tự sướng toàn cầu” được ghép từ 36.000 hình ảnh đăng tải trên các mạng xã hội nhằm kỷ niệm Ngày Trái đất.

Vào Ngày Trái đất vừa qua (22/4), NASA kêu gọi mọi người trên toàn thế giới gửi một bức ảnh “tự sướng” nhằm tạo ra tấm hình lớn về quả địa cầu. Ngày 22/5, NASA đã công bố sản phẩm của mình.

Bức ảnh trái đất được ghép từ hàng ngàn tấm hình cá nhân. Ảnh: NASA

Cụ thể, NASA yêu cầu mọi người gắn tag #GlobalSelfie lên một bức ảnh chân dung đăng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Người dùng trên khắp các châu lục với 113 quốc gia và vùng miền – bao gồm cả Nam Cực, Yemen và Peru – đã tích cực tham gia. Sau nhiều tuần thu thập và xử lý hơn 50.000 bức hình gửi tới, NASA đã chọn ra 36.000 tấm để ghép thành bức ảnh lớn có độ phân giải 3.2 gigapixel với cái tên “tự sướng toàn cầu”.

“Chúng tôi bị choáng ngợp khi thấy mọi người từ rất nhiều nước tham gia. Chúng tôi rất hoan nghênh vì mọi người đã dành thời gian chức mừng cho ngôi nhà chung trái đất và mong muốn tất cả mọi người sẽ góp phần nhỏ vào việc sử dụng đất đai một cách hữu ích”, Peg Luce, Phó Giám đốc Bộ phận Khoa học trái đất của NASA nói.

Nếu đã tham gia gửi ảnh, bạn hãy nhìn kỹ, có thể sẽ thấy chính mình trong bức ảnh.

Các bạn có thể xem phiên bản đầy đủ của bức ảnh “tự sướng toàn cầu” trên trang web của GigaPan. Nếu có gửi ảnh tham gia, bạn hãy nhìn kỹ, có thể sẽ thấy chính mình trong bức hình trái đất.

NASA hiện có 17 vệ tinh quan sát trái đất trên quỹ đạo và hơn 5 dự án thu thập dữ liệu hành tinh dự kiến sẽ bắt đầu trong năm nay. Cơ quan này cho biết, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, nhiều nhiệm vụ khoa học trái đất của NASA sẽ được khởi động chỉ trong vòng 1 năm.

Tin nổi bật