Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Y tế bác tin đồn “COVID-19 là vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ"

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Bộ Y tế mới đây đã lên tiếng về thông tin “COVID-19 là vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây đông máu” đang lan truyền trên mạng xã hội.

Theo Lao Động, mạng xã hội hiện đang lan truyền đoạn tin nhắn được cho của của bộ Y tế cung cấp thông tin về một nghiên cứu của Singapore. Nghiên cứu này cho rằng COVID-19 là một loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra tình trạng đông máu và gây chết người.

Nội dung đoạn tin nhắn cho biết, đây là nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi của các bệnh nhân tử vong do COVID-19.

Không chỉ vậy, tin nhắn còn khẳng định rằng COVID-19 có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu... Do vậy, Singapore đã thay đổi chiến lược điều trị, cho các bệnh nhân mắc COVID-19 sử dụng aspirin. Kết quả, bệnh nhân bắt đầu hồi phục, sức khỏe cải thiện. Trong vòng 1 ngày, quốc gia này đã cho hơn 14.000 bệnh nhân được xuất viện về nhà.

Liên quan đến đoạn tin nhắn nói trên, bộ Y tế khẳng định đó hoàn toàn là thông tin sai sự thật. Bộ Y tế không hề đưa ra thông tin và khuyến cáo như vậy.

Bộ Y tế đã bác tin đồn "COVID-19 là một loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ". Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến

Tri Thức Trực Tuyến thông tin thêm, bộ Y tế trước đó đã khuyến cáo người dân cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi, cũng như các hình thức quảng cáo khác.

Mọi người lưu ý chỉ đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở các các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y, dược và cơ sở, điểm tiêm chủng được Bộ Y tế cấp phép. Người dân không tiêm các loại vaccine trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép.

Người dân cũng được yêu cầu báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan y tế địa phương nếu phát hiện thông tin có liên quan tới tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 không rõ ràng hoặc nghi có dấu hiệu lừa đảo.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật