Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng TNMT nói về việc đổ 1,5 triệu m3 chất thải ra biển

(DS&PL) -

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, tất cả các chất thải khi chưa đánh giá, chưa phân tích mà đổ trực tiếp ra môi trường là không được.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, tất cả các chất thải khi chưa đánh giá, chưa phân tích mà đổ trực tiếp ra môi trường là không được.

Mới đây, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 có hồ sơ xin cấp phép đổ 1,5 triệu m3 chất thải ra biển trong quá trình nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu,… phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà đã có trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về việc này.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

Bộ trưởng có ý kiến như thế nào trước hồ sơ xin cấp phép đổ 1,5 triệu m3 chất thải ra biển của điện lực Vĩnh Tân 1?

Đây là việc mới, ngày mai (11/10), Bộ sẽ làm việc với tỉnh Bình Thuận. Sau khi làm việc xong sẽ cung cấp thông tin cho báo chí.

Mấy hôm họp Quốc hội, tôi chưa nghiên cứu hồ sơ. Họ đã gửi ra ngoài Tổng cục biển hải đảo để đề xuất rồi. Những việc nhấn chìm hoặc đổ chất thải xuống biển thì không phải trường hợp lần đầu, trong luật phải cho phép, ví dụ trong nạo vét sông luồng lạch, luật cho phép nhưng phải quy hoạch nơi đổ và phải đánh giá tác động nơi quy hoạch.

Đương nhiên, quan trọng nhất là đổ ở đâu và đổ cái gì. Trong trường hợp nạo vét luồng lạch thì phải quy hoạch ở nhưng khu vực không để ảnh hưởng đến các hệ sinh thái cần phải bảo tồn. Chẳng hạn, nếu gần khu bảo tồn một hệ sinh thái nhạy cảm là không được. Đương nhiên doanh nghiệp luôn lựa chọn nơi nào thuận tiện nhất, chi phí rẻ nhất, nhưng với lĩnh vực môi trường thì phải chọn vị trí tác động ít nhất và không ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái.

Được biết, đây là chất thải của nhà máy nhiệt điện, Bộ trưởng đánh giá ban đầu như thế nào về loại chất thải này?

Cho đến bây giờ, với các chất thải nhiệt điện, quan điểm của tôi là có những loại hoàn toàn có thể tái chế, tái sử dụng như là nguyên liệu cho sản xuất… Trong trường hợp xỉ thải đáy lò thì khi xem xét cụ thể chất lượng của xỉ thải, đánh giá thành phần, nếu không chứa các hàm lượng độc hại và đáp ứng được các tiêu chuẩn có thể làm nguyên liệu thay thế các nguyên liệu vật liệu xây dựng hiện nay. Nhiều nước cũng đã sử dụng những vật liệu đó để trộn vào trong các vật liệu xây dựng phục vụ cho việc kè đê, kè biển…

Do vậy, việc xem xét đổ hay tái sử dụng là một bài toán mà hiện nay, Bộ TNMT và Bộ Xây dựng phải xem xét đánh giá thành phần, đồng thời ban hành các quy chuẩn loại xỉ nào có thể làm vật liệu xây dựng, nó phụ thuộc vào thành phần. Trên cơ sở đó, sẽ có phương án.

Gần như là các xỉ thải đó không được đổ trực tiếp ra biển. Nếu xỉ thải đó đổ ra biển phải đạt các quy chuẩn về có thành phần nguy hại hay không. Bộ Xây dựng sẽ ban hành các quy chuẩn đó và loại xỉ thải sẽ trộn với các vật liệu xây dựng, có thể sau này phục vụ các mục đích như làm đường, kè biển, lấn biển…

Như vậy, cần có đánh giá và có dự án để xem xét một cách kỹ lưỡng, không được đổ xuống biển trực tiếp.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc với môi trường khi đưa chất thải đổ xuống biển, quan điểm của Bộ thế nào?

Quan điểm của Bộ rất rõ ràng như tôi nói, tất cả đã có những quy định rất rõ về trách nhiệm và thẩm quyền. Tất cả những hoạt động về nhấn chìm hoặc đổ chất thải ra biển phải thực hiện nghiêm ngặt, đánh giá rõ ràng xem tác động môi trường nào, luật pháp có cho phép hay không. Như tôi nói, tất cả các chất thải khi chưa đánh giá, chưa phân tích mà đổ trực tiếp ra môi trường là không được.

Điều 50. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (Luật Bảo vệ môi trường 2014)

1. Chất thải từ đất liền ra biển, phát sinh trên biển và hải đảo phải được thống kê, phân loại, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu, hóa chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động trên biển và hải đảo sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

3. Việc nhận chìm, đổ thải ở biển và hải đảo phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại chất thải và phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải tuân thủ các điều ước quốc tế về biển và hải đảo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch tử nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.i đảo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thu Dương - Đỗ Thơm

Tin nổi bật