Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng bộ Nội vụ: Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Theo Bộ trưởng bộ Nội vụ, với đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng là rất hợp lý, tạo ra được động lực mới, giảm tình trạng công chức, viên chức xin thôi việc.

Sáng 22/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội. Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Tra đã đề cập vấn đề tăng lương cơ sở.

Bộ trưởng bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương là từ năm 2021 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương. Việc tăng lương cơ sở cũng chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, song 3 năm vừa qua (2019 - 2021), đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lên nền kinh tế nên chưa thực hiện được tăng lương cơ sở. Mức điều chỉnh khoảng 20,8% đang tiệm cận dần với cải cách chính sách tiền lương bởi khung cải cách tiền lương dự kiến thấp nhấp so với mức lương đang hiện hành tăng khoảng 29%, mức cao nhất khoảng trên 40%.

Bộ trưởng bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Dân Việt

Theo Bộ trưởng bộ Nội vụ, với đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng là rất hợp lý, tạo ra được động lực mới, giảm tình trạng công chức, viên chức xin thôi việc.

Với mức điều chỉnh tăng khoảng 20,8% đang tiệm cận dần với cải cách chính sách tiền lương. Bởi khung cải cách tiền lương dự kiến thấp nhấp so với mức lương đang hiện hành tăng khoảng 29%, mức cao nhất khoảng trên 40%.

"Nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 nếu tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như năm 2020-2022 thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương", Bộ trưởng bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Về tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, Bộ trưởng bộ Nội vụ cho biết, 6 tháng đầu năm, số công chức, viên chức thôi việc trên cả nước là 39.500 người. Trong đó, viên chức hơn 4.000 người, viên chức là 35.500 người, chủ yếu ở hai ngành giáo dục và y tế. Riêng giáo dục, trong hơn 2,5 năm qua, số người xin thôi việc là 16.400, trong đó trình độ đại học trở lên chiềm 49%. Y tế có 12.190 người xin thôi việc, hơn 56% có trình độ đại học trở lên. "Số liệu báo cáo là 2,5 năm nhưng thực tế số lượng công chức, viên chức nghỉ việc nhiều rơi vào 6 tháng cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022", bà Trà nói.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật