Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tài chính: Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1,03 triệu tỷ đồng

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Từ đầu năm đến ngày 21/7, có 36 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 61.200 tỷ đồng, nâng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp lên khoảng 1,03 triệu tỷ đồng, bằng 8,3% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.

Theo báo Công luận, Bộ Tài chính vừa có báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng đầu năm 2023 và đưa ra một số giải pháp giúp thị trường trái phiếu phát triển bền vững.

Theo báo cáo, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2022 biến động mạnh do những vụ việc vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, lãi suất tăng, có thời điểm thanh khoản của nền kinh tế gặp khó khăn. 

Bộ Tài chính: Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1,03 triệu tỷ đồng.

Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để ổn định thị trường, như triển khai đồng bộ các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.

Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08 có hiệu lực từ ngày 5/3 và thành lập các tổ công tác về ngân hàng, chứng khoán, TPDN và BĐS để kiến nghị giải pháp ổn định và phát triển thị trường. Theo đó thị trường đã dần ổn định trở lại. 

Cụ thể, từ khi Nghị định 08 có hiệu lực, khối lượng TPDN phát hành là 60.300 tỷ đồng, chiếm 99% khối lượng kể từ đầu năm 2023. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/7, có 36 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 61.200 tỷ đồng (giảm 78% so với cùng kỳ).

Trong đó, doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu nhiều nhất, chiếm 55%, tương đương 33.000 tỷ đồng. Trong số này có 60,91% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo; khối lượng mua lại trước hạn là 130.400 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp đến là nhóm tổ chức tín dụng, chiếm 31,6% với 60,5% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo.

Cũng tại thời điểm ngày 21/7, dư nợ TPDN khoảng 1,03 triệu tỷ đồng, chiếm 10,8% GDP năm 2022, bằng 8,3% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. 

Thông tin trên báo Vietnamnet, cũng theo Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đàm phán với các chủ sở hữu trái phiếu để cơ cấu lại thời hạn trả nợ. "Việc các doanh nghiệp chủ động đàm phán với chủ sở hữu trái phiếu đã góp phần ổn định tâm lý của nhà đầu tư, đồng thời cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian tái cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh, qua đó có dòng tiền để trả nợ khi trái phiếu đến hạn sau quá trình tái cơ cấu", Bộ Tài chính đánh giá.

Theo cơ quan này, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt Bộ Tài chính và các bộ, ngành triển khai các giải pháp đã bước đầu đưa thị trường TPDN ổn định trở lại. Tuy nhiên, thị trường chưa phục hồi ngay do còn các yếu tố khó khăn.

Đó là kinh tế khó khăn nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp giảm; nhà đầu tư cá nhân thận trọng sau các vụ việc về TPDN liên quan đến việc ngân hàng thương mại phân phối trái phiếu trong thời gian qua đang được cơ quan chức năng xử lý, doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ quan ngại về các vi phạm nên hạn chế việc phát hành mới.

"Cầu đầu tư TPDN giảm do theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm từ năm 2023 không được đầu tư một số sản phẩm", Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định môi trường đầu tư để đảm bảo thực hiện được mục tiêu tăng trưởng như Quốc hội đã giao.

Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế (trong đó tính đến yếu tố thị trường TPDN chưa thể phục hồi được ngay trong năm 2023).

Triển khai các giải pháp thúc đẩy việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng bên cạnh kênh phát hành trái phiếu riêng lẻ, theo tạp chí Tài chính doanh nghiệp.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật