Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GT-VT kiến nghị đầu tư cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu hơn 33.000 tỷ trước năm 2030

(DS&PL) -

Bộ GTVT kiến nghị điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu lên đầu tư trong giai đoạn trước năm 2030.

Bộ GTVT kiến nghị điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu lên đầu tư trong giai đoạn trước năm 2030.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bạc Liêu về việc đầu tư tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.

Theo bộ GTVT, hiện nay, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc trong vùng, trong đó đã kiến nghị điều chỉnh lộ trình đầu tư tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu lên đầu tư trong giai đoạn trước năm 2030.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh quy hoạch và được giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương tiếp tục rà soát thứ tự ưu tiên, sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách để đầu tư trong giai đoạn này cho phù hợp với nguồn lực, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện.

Bộ GTVT kiến nghị đầu tư cao tốc hơn 33.000 tỷ trước năm 2030. Ảnh minh họa

Được biết, trước đó, vào tháng 11/2019, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng công ty Cửu Long) đã đề xuất bộ GTVT đầu tư làm tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.

Tuyến đường cao tốc này đi TP. Hà Tiên, TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) và TP. Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).

Quy mô giai đoạn 1 tuyến đường dài 225km, rộng 17m cho 4 làn xe lưu thông với vận tốc 80km/h, có dãy phân cách ở giữa và bố trí làn dừng xe khẩn cấp ngắt quãng.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án là 33.255 tỷ đồng, dự kiến huy động nguồn vốn từ các nhà tài trợ, các nguồn vốn hợp pháp và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Việc đầu tư xây dựng hai dự án đường cao tốc này sẽ góp phần tích cực vào việc kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng ĐBSCL; đẩy mạnh hơn nữa mối liên hệ hợp tác trong phát triển vùng, tiểu vùng. Qua đó, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật