Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 6

(DS&PL) -

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 6 gồm 128 thành viên của 12 các môn học và hoạt động giáo dục bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục.

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 6 gồm 128 thành viên của 12 môn học và hoạt động giáo dục bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan.

Ngày 7/9, bộ GD&ĐT tổ chức khai mạc Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 6 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 6 gồm 128 thành viên của 12 các môn học và hoạt động giáo dục, gồm: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Trong đó, ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học/hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.

Năm 2020, sau thời gian thông báo và tiếp nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 6 , Bộ GDĐT đã nhận được 43 bản mẫu SGK của đầy đủ 11 môn học/hoạt động giáo dục giáo dục bắt buộc, bản mẫu SGK môn tự chọn tiếng Anh. Trong đó, trừ môn Tin học có 4 bản mẫu, tiếng Anh có 9 bản mẫu, các môn còn lại mỗi môn có 3 bản mẫu sách giáo khoa.

Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 6. Ảnh minh họa 

Với tinh thần mở trong xây dựng chương trình, Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị Hội đồng khi thẩm định cần trân trọng những đổi mới, sáng tạo của tác giả sách giáo khoa để đảm bảo tính mở của sách, giúp giáo viên được tự do, sáng tạo trong dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh.

Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các thành viên khi thẩm định cần xem xét kỹ từng câu chữ, hình ảnh của từng bản mẫu để hiểu ý tưởng, triết lý của cuốn sách; tìm ra cái hay, cái mới, điểm sáng tạo của tác phẩm và giúp tác giả hoàn thiện bản mẫu tốt hơn.

Trong quy trình thẩm định, bộ GD&ĐT đã quy định có hoạt động tác giả trình bày, trao đổi ý tưởng của bản mẫu sách giáo khoa để Hội đồng hiểu rõ về tác phẩm của mình.

Trao đổi với Hội đồng thẩm đinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới không chỉ cụ thể hóa chương trình mà còn có chức năng định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; tức sách giáo khoa phải hỗ trợ giáo viên sử dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học phù hợp. Đây là tính năng mà nhiều sách giáo khoa trước đây không có.

Để cho học sinh học tốt, hình thành và phát triển được các năng lực, phẩm chất thì mỗi bài học trong sách giáo khoa phải thể hiện được một lệnh nào đó để giúp học sinh khai thác được kiến thức đã có đồng thời tìm hiểu kiến thức mới và giải quyết trọn vẹn yêu cầu của bài học.

Tuy nhiên, khác với chương trình học hiện hành coi sách giáo khoa như “đích đến” để tất cả các hoạt động trong lớp học chỉ xoay quanh bài học trong sách giáo khoa thì chương trình học mới sách giáo khoa chỉ là một trong những phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến đích là giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.

Trong thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 6, 1/3 số lượng là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học ở cấp THCS.

Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành đề nghị, các thầy cô giáo cần mạnh dạn cho ý kiến để giúp Hội đồng đưa ra các ý kiến thẩm định xác đáng, phù hợp với thực tiễn dạy học và tâm lý lứa tuổi học sinh cho các bản mẫu sách giáo khoa.

Thủy Tiên

Tin nổi bật