Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GD-ĐT chỉ đạo làm rõ vụ giáo sư nhảy lên bàn chửi tục học viên

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo, xác minh làm rõ vụ việc Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo nhảy lên bàn, chửi tục học viên.

(ĐSPL) – Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo, xác minh làm rõ vụ việc Hiệu trưởng  Học viện Kinh tế Sáng tạo nhảy lên bàn, chửi tục học viên.

Theo tin tức trên báo Dân trí, ngày 8/11, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục đào tạo với nước ngoài cho biết, đơn vị này đang xác minh thông tin về trường hợp của giáo sư Phan Văn Hưng, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo (Hà Nội), đứng lên bàn chửi tục học viên đang gây xôn xao dư luận.

Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo nhảy lên bàn, chửi tục học viên. (Ảnh: Gia đình & Xã hội)

Ông Phạm Quang Hưng cho hay, hiện nay nhiều người được phong chức danh danh dự, thể hiện sự vinh danh sự cống hiến của họ chứ không phải theo một tiêu chuẩn nào đó. Ở nước ngoài, nhiều trường công nhận và cấp bằng danh dự cho các cá nhân có những đóng góp nhiều khi không liên quan trực tiếp đến hoạt động đào tạo mà nhiều hoạt động khác.

Về trình độ học vấn, theo báo Gia đình & Xã hội, ông Phan Văn Hưng được giới thiệu là người có trình độ Tiến sĩ Kinh doanh, cử nhân Hàn Quốc học. Đồng thời, ông Hưng còn là nhà nghiên đa ngành như: Kinh tế học, Kinh tế thị trường, Kinh doanh học, Phát triển sản phẩm mới, Ngôn ngữ, Văn hóa, Lịch sử Hàn Quốc... Nơi đăng các công trình nghiên cứu: Hiệp hội thương mại Hàn Quốc, Phòng nghiên cứu kinh doanh ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.

Về nơi công tác, thông tin từ website cho biết ông Phan Văn Hưng là Hiệu trưởng Học Viện Kinh Tế Sáng Tạo kiêm Giáo sư danh dự ĐH Southwest America (Hoa Kỳ) và đồng thời là Chuyên viên nghiên cứu kinh tế thuộc ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.

Tuy nhiên, được biết ĐH Southwest America (thuộc Bang California) đã được Bộ GD&ĐT công bố nằm trong danh sách 21 trường ÐH “ma” của Mỹ từ năm 2010. Trong số 21 trường này, có nhiều cơ sở dạy trực tuyến. Trên thế giới, nhiều nước có các cơ sở giáo dục được cấp phép hoạt động nhưng chất lượng không được kiểm định, do đó bằng cấp không được công nhận. Thời điểm đó, Lãnh đạo Cục đào tạo với nước ngoài cũng khẳng định, Bộ GD&ĐT không công nhận bằng cấp của các ÐH trong danh sách 21 trường này.

Ông Phan Văn Hưng, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo. (Ảnh: Dân trí)

Tuy nhiên, trong buổi làm việc với báo chí ngày 7/11, ông Phan Văn Hưng khẳng định, ông không tự phong chức danh cho mình. Theo ông Hưng, khi ở Hàn Quốc, ông thường xuyên được mời giảng dạy và từng dạy ở một số trường Đại học.

Bên Hàn Quốc, ông là giảng viên thì các sinh viên gọi ông là Giáo sư. Do đó, khi về Việt Nam, ông Hưng nhận mình là Giáo sư hoàn toàn không sai cả về quy định pháp luật và không sai về mặt đạo đức nghề nghiệp.

Theo ông Hưng, chức danh Giáo sư mà ông nhận phải được hiểu theo ngôn ngữ của... Hàn Quốc, chứ không thể hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam.

Như đã đưa tin trước đó, ngày 6/11, trên mạng xã hội lan truyền một video dài hơn 3 phút ghi lại một cuộc đối thoại giữa 2 người đàn ông trong một căn phòng xoay quanh vấn đề tiền nong.

Một người đàn ông mặc áo hồng hai chân giẫm lên bàn, vừa xưng tao - mày, vừa chửi học viên của mình bằng những từ ngữ tục tĩu. Theo chia sẻ của người đăng tải đoạn clip, người thầy chửi tục trên là Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Hưng, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo.

Ngược đãi, bạo hành học sinh, học viên thì bị xử lý như thế nào?

Theo Khoản 1, Điều 16b, Nghị định 40/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hành vi ngược đãi, hành hạ người học sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền, với tư cách là viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức và nghị định xử lý kỉ luật viên chức số 72/2012/NĐ – CP, hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên sẽ bị xử lý kỉ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo tùy theo mức độ thực hiện hành vi.

Hoặc pháp luật hình sự cũng điều chỉnh vấn đề ngược đãi, bạo hành học sinh trong trường hợp nhất định khi mà hành vi bạo hành cấu thành tội phạm. Đó là trường hợp, giáo viên đánh học sinh thuộc các trường hợp quy định tại Điều 104, BLHS về tội cố ý gây thương tích.

Như vậy, ngược đãi, bạo hành học sinh có thể áp dụng hình thức phạt tiền, xử lý kỉ luật và có thể khởi tố hình sự đối với việc giáo viên có hành vi ngược đãi, bạo hành học sinh trong học đường.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Nhân Văn (tổng hợp)

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]i360moFTgU[/mecloud]


Tin nổi bật