Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bố đánh con dã man: Đừng trút sự hằn học lên thân phận nhỏ nhoi!

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Sự việc bé trai 8 tuổi bị bố đánh đến chấn thương sọ não một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành trong gia đình vốn đã nhức nhối bấy lâu nay.

(ĐSPL) – Sự việc bé trai 8 tuổi bị bố đánh đến chấn thương sọ não một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành trong gia đình vốn đã nhức nhối bấy lâu nay.

Sự việc xảy ra tại phố Nhà Chung, Tiền An, TP. Bắc Ninh, một người bố đã dùng điếu cày đánh đứa con trai 8 tuổi đến chấn thương sọ não và hôn mê sâu.

Cậu bé bất hạnh đó là cháu Đỗ Doãn Lộc (8 tuổi), được đưa vào khoa Cấp cứu của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng bầm tím toàn thân, vùng mặt, vùng đầu của cháu bị sưng vù, các bác sĩ xác định cháu đã bị chấn thương sọ não, máu chảy trong não.

Cháu Lộc hiện vẫn đang được cấp cứu trong Bệnh viện Việt Đức sau trận đòn dã man của bố.

Nguyên nhân là do bé Lộc đã bị chính người bố đẻ dùng điếu cày đánh liên tiếp vào người, vào đầu. 

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhi Đỗ Doãn Lộc nhập viện vào khoảng hơn 16h ngày 15/3 với tình trạng đa chấn thương và chấn thương sọ não nặng. Khi nhập viện đã ở trong tình trạng hôn mê sâu. Sau đó, các bác sĩ đã hội chẩn và chỉ định điều trị hồi sức vì tổn thương não quá nặng, phù nề phần đầu, mất khả năng phản xạ.

Theo nhận định của bác sĩ Nam, việc bạo hành trẻ em, lấy vật cứng đánh vào cơ thể trẻ sẽ gây tổn thương rất nặng. Riêng đối với trường hợp bệnh nhi Đỗ Doãn Lộc, tiên lượng khả năng sống sót rất thấp.

Nhận định về sự việc này, PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: “Với những người bố, người mẹ có trình độ dân trí thấp, mỗi khi nổi cáu hoặc bị ức chế, khả năng kiểm soát hành vi thường kém, lúc đó họ chỉ nghĩ đến việc hành xử theo cách “cơ học”, túc là dùng đòn roi trút lên cơ thể của những đứa con đang còn sống phụ thuộc vào họ”.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Đừng trút sự hằn học lên thân phận nhỏ nhoi của con trẻ!

“Trong trường hợp của cháu bé bị bố đánh đến chấn thương sọ não ở Bắc Ninh, có thông tin rằng, cả bố và mẹ của cháu đều phải ngồi tù. Khi cháu vừa sinh ra thì mẹ cháu phải chịu án tù 20 năm, và chính hai bác gái (chị ruột của mẹ cháu) đã nuôi dưỡng cháu, chờ đến khi bố cháu ra tù rồi giao lại cho bố cháu nuôi. Như vậy, tôi nghĩ, môi trường và hoàn cảnh sống cũng là một yếu tố góp phần trong việc người bố bạo hành chính con ruột của mình. Có lẽ, người bố này cũng đang trong tình trạng khốn quẫn, bị nhiều ức chế bủa vây nên thể hiện quyền uy của mình bằng cách trút giận lên đứa con trai mới vừa bước vào lớp 1. Nhưng chung quy lại, dù vì lí do gì thì đó cũng là một hành động không thể chấp nhận được. Làm bố làm mẹ thì đừng bao giờ trút sự hằn học lên những thân phận nhỏ nhoi là con trẻ” – ông Trịnh Hòa Bình phân tích.

Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân cho rằng, hành động tàn ác của người cha là không thể biện minh.

Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM) sau khi nghe tin về vụ việc này cũng đã bày tỏ thái độ rất bức xúc và chia sẻ về sự việc dưới nhiều góc độ.

Thạc sĩ Quân cho biết: “Không có bậc cha mẹ nào không thương con, nhưng hành động sai trái, độc ác của người cha trong vụ bạo hành trên thì không gì có thể biện minh được. Điều đó cho thấy cha mẹ của bé 8 tuổi đó đã bất lực trong việc giáo dục con và kiểm soát chính mình”.

Xét về góc độ nuôi dạy và giáo dục con cái, Thạc sĩ Quân cho rằng, đã phạt con thì phải công minh, phạt để trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, có những phụ huynh phạt con lại chỉ để hả cơn giận trong người, trút giận lên đầu con trẻ. Các bậc cha mẹ đó cần phải tỉnh táo lại và xác định rõ cho mình những nguyên tắc chung trong việc giáo dục con. Trách phạt con cái phải có sự đồng thuận trong gia đình. Nếu ai quá đà thì phải có sự can thiệp ngay. Đừng để đến khi có hậu quả đau lòng xảy ra thì mới suy nghĩ, ân hận.

Hoài Thu

Tin nổi bật