Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Công Thương nói gì về đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

(DS&PL) -

Lãnh đạo bộ Công Thương cho rằng việc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng cần tính toán các biện pháp khác để đảm bảo hạn chế mức tăng giá có thể tác động đến người dân và doanh nghiệp.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 16/6, đại diện bộ Công Thương cho biết, Bộ này đã họp bàn và đề xuất phương án giảm thêm thuế xăng dầu.

Bộ Công Thương thông tin về phương án giảm thêm thuế xăng dầu. Ảnh: Kinh tế& Đô thị

Thứ trưởng bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, có 3 biện pháp giảm giá xăng dầu. Thứ nhất sử dụng quỹ bình ổn nhưng quỹ này có giới hạn, không thể lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh. Thứ hai là giảm thuế, bộ Công Thương luôn có quan điểm về giảm thuế bảo vệ môi trường, thời gian tới chắc chắn sẽ giảm thêm thuế, Bộ đã họp bàn và đề xuất.

Thứ ba là biện pháp giảm tác động của việc tăng giá xăng dầu, tức là hỗ trợ các gói an sinh đối với người nghèo, yếu thế, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Liên quan đến đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá của bộ Tài chính, đại diện bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu và sẽ có góp ý về vấn đề này.

“Cần phải tính toán kỹ lưỡng, nếu bỏ quỹ này thì phải có biện pháp khác thay thế. Bởi nếu bỏ quỹ bình ổn giá thì giá xăng sẽ tăng sốc. Quan trọng là đưa ra chính sách phải đảm bảo tính khả thi và tác động thực sự đến người dân, DN và kinh tế vĩ mô”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.

Liên quan đến vấn đề giá xăng dầu, ông Hải khẳng định, tất cả Bộ, ngành, Chính phủ đều đang quyết liệt để kìm đà tăng của giá xăng dầu; Nếu tất cả các biện pháp liên quan đến thuế phí không tác động được đáng kể thì sẽ dùng đến biện pháp thứ 3.

Về nguồn cung xăng dầu trong nước, trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam vẫn đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Trong thời gian tới, bộ Công Thương vẫn tiếp tục ưu tiên nguồn cung sản xuất trong nước, nếu thiếu sẽ tăng nhập khẩu bên ngoài.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật