Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Biên dịch và thông dịch (phiên dịch) khác nhau như thế nào?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Trong thế giới ngôn ngữ đa dạng, hai thuật ngữ "biên dịch" và phiên dịch thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế, chúng chỉ hai kỹ năng khác biệt.

Biên dịch là gì?

Biên dịch là công việc liên quan đến hoạt động dịch thuật, thực hiện chuyển đổi văn bản, tài liệu từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích (ngôn ngữ cần chuyển đổi) sao cho vẫn giữ nguyên được nội dung, ý nghĩa và phong cách của văn bản gốc. 

Biên dịch viên là người chịu trách nhiệm chuyển đổi văn bản viết hoặc lời nói từ một ngôn ngữ (ngôn ngữ nguồn) sang một ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đích). Ảnh minh họa.

Như vậy, Biên dịch viên là người chịu trách nhiệm chuyển đổi văn bản viết hoặc lời nói từ một ngôn ngữ (ngôn ngữ nguồn) sang một ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đích). Một Biên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch ngôn ngữ mà còn cần có sự am hiểu sâu sắc về cả hai ngôn ngữ và kiến thức chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực của văn bản như văn hóa, kinh tế, xã hội, v.vv.. để đảm bảo nội dung được biên dịch sát nghĩa nhất.

Các loại hình biên dịch phổ biến hiện nay

Tùy vào từng lĩnh vực, mục đích sử dụng mà biên dịch sẽ được phân loại thành nhiều loại hình khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là các loại hình biên dịch phổ biến để bạn tham khảo:

Biên dịch Pháp lý: Thực hiện dịch các tài liệu liên quan đến Pháp lý như hợp đồng, tài liệu kinh doanh, chứng chỉ, v.vv.. Biên dịch Pháp lý yêu cầu cao về sự chính xác và rõ ràng. Vì thế, bạn cần có sự hiểu biết về các thuật ngữ pháp lý và các thông lệ của cả hai ngôn ngữ.

Biên dịch Văn học: Dịch các tác phẩm văn học như truyện, thơ, kịch, tiểu thuyết, v.vv.. Biên dịch viên Văn học là người am hiểu về cả hai ngôn ngữ để có thể tái hiện được chi tiết về phong cách, giọng điệu, văn phong, và cả "hồn" của tác phẩm gốc.

Biên dịch Tài chính: Bao gồm các báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, hồ sơ ngân sách, bản tin/thông tư thông tin cho cổ đông, v.vv..

Biên dịch Y tế: Thực hiện dịch các tài liệu liên quan đến y học, dược phẩm, sức khỏe như bệnh án, hướng dẫn sử dụng thuốc, báo cáo nghiên cứu y khoa. v.vv.. Đây cũng là lĩnh vực chuyên ngành dịch thuật khó nhất, bởi bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng việc dịch tài liệu y tế cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Biên dịch Kỹ thuật: Bao gồm các loại văn bản, tài liệu như hướng dẫn sử dụng thiết bị, tài liệu phần mềm, hướng dẫn vận hành, hướng dẫn lắp đặt, v.vv.. Biên dịch Kỹ thuật yêu cầu sự am hiểu về các thuật ngữ kỹ thuật, máy móc liên quan để đảm bảo nội dung dịch được chính xác nhất.

Biên dịch Báo chí/Truyền thông: Chịu trách nhiệm dịch các nội dung bài báo trên tạp chí, bản tin, bài phát biểu về nhiều chủ đề khác nhau như chính trị, kinh tế, sức khỏe, thể thao, v.vv..

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các công việc liên quan đến phiên dịch ngôn ngữ. Ảnh minh họa.

Phiên dịch viên – Interpreters là những người làm công việc phiên dịch. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các công việc liên quan đến phiên dịch ngôn ngữ. Bao gồm việc dịch các loại văn bản thông tin từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B và ngược lại. Trong quá trình chuyển đổi không được làm thay đổi ý nghĩa, nội dung của văn bản hay thông tin đó.

Khác với công việc biên dịch, có phương pháp giao tiếp là văn viết và có thời gian thực hiện, chuẩn bị. Công việc phiên dịch sử dụng phương pháp văn nói. Các phiên dịch viên phải chuyển đổi thông tin tức thời. Nghĩa là họ phải thực hiện ngay khi nhận được thông tin và không có sự chuẩn bị trước. Vì vậy, đôi khi trong quá trình phiên dịch, sẽ không có được sự trôi chảy. Và vì lẽ đó, thường độ chính xác sẽ thấp hơn so với biên dịch.

Phân biệt biên dịch, phiên dịch chi tiết

Biên dịch, Phiên dịch đều là công việc liên quan đến dịch thuật, chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, mỗi vị trí đều mang những đặc điểm, nhiệm vụ riêng.

Tiêu chí Biên dịch Phiên dịch
Khái niệm Chịu trách nhiệm chuyển đổi văn bản, tài liệu từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích (ngôn ngữ cần chuyển đổi) sao cho vẫn giữ nguyên được nội dung, ý nghĩa và phong cách của văn bản gốc. Thực hiện dịch trực tiếp lời nói của một người từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Phiên dịch viên đóng vai trò là cầu nối giữa những người những người không sử dụng cùng một ngôn ngữ, giúp họ có thể hiểu và giao tiếp hiệu quả.
Ngữ cảnh sử dụng Dịch các văn bản, tài liệu, hợp đồng, báo cáo, sách, v.vv.. Dịch trực tiếp lời nói của một hoặc một nhóm người tại các cuộc họp, hội thảo, sự kiện, hội nghị, v.vv..
Thời gian Thường yêu cầu dịch trong thời hạn nhất định, có thể chỉnh sửa và hiệu đính trước khi nộp kết quả. Yêu cầu dịch thông tin trực tiếp, không có thời gian chỉnh sửa.
Địa điểm làm việc Có thể làm việc từ xa hoặc tại văn phòng. Phải có mặt trực tiếp tại nơi diễn ra sự kiện, hội nghị, cuộc họp, v.vv..

Muốn làm phiên dịch viên tiếng Anh học trường nào?

Hiện ở nước ta chưa có chuyên ngành đào tạo và giảng dạy phiên dịch/thông dịch viên, trong thực tiễn cũng chưa có trường đại học nào tổ chức triển khai thi riêng cho ngành này.

Cho nên, nếu yêu thích ngành phiên dịch viên tiếng Anh bạn có thể lựa chọn theo học ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ học, quan hệ quốc tế. Sau đó, bạn có thể học hỏi thêm các kiến thức, kỹ năng về mảng phiên dịch viên.

Dưới đây là thông tin một số trường đại học đào tạo những ngành học liên quan trực tiếp đến lĩnh vực phiên dịch viên tiếng Anh dành cho bạn tham khảo.

- Học viện Ngoại giao

- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) 

- Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) 

- Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế)

- Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) 

- Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM 

Tin nổi bật