Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí quyết nấu cơm thơm ngon, hấp dẫn bà nội trợ nào cũng cần phải biết

(DS&PL) -

Một bữa cơm thơm ngon và hấp dẫn chính là bí quyết "giữ lửa hôn nhân" của các bà nội trợ. Vì vậy, để có một bữa cơm đầm ấm bà nội trợ cần ghi nhớ những lưu ý sau.

Một bữa cơm thơm ngon và hấp dẫn chính là bí quyết "giữ lửa hôn nhân" của các bà nội trợ. Vì vậy, để có một bữa cơm đầm ấm bà nội trợ cần ghi nhớ những lưu ý sau.

Một bữa cơm ngon, hấp dẫn là điều mà nhiều bà nội trợ quan tâm- Ảnh: Minh hoạ. 

Cho giấm vào cơm: Khi nấu cơm vào mùa hè, cứ 1,5kg gạo cho vào 2 – 3ml giấm ăn hoặc nước chanh. Giấm sẽ làm cho cơm trắng, không dễ bị thiu hay bị chua.

Cho thêm muối: Nếu cho thêm chút muối khi nấu cơm sẽ giúp cho cơm lâu thiu hơn. Thậm chí ngay cả khi thời tiết nắng nóng, muối vẫn có thể bảo quản cơm mà không cần bỏ vào tủ lạnh. Ngoài ra, khi hấp lại cơm nguội, cho thêm một ít nước muối có thể loại bỏ mùi vị khác lạ ở cơm nguội.

Thêm yến mạch vào cơm: Mặc dù là một loại lương thực phụ nhưng yến mạch lại rất giàu protein và xenlulozo. Bởi vậy, việc thêm một chút yến mạch vào cơm không chỉ làm cơm thơm ngon hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dùng nước trà nấu cơm: Đây là cách giúp gạo thơm, cơm có màu sắc bắt mắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách thực hiện: Chuẩn bị 0,5 – 0,7g lá trà, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 – 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước trà đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.

Cho dầu ăn/mỡ động vật vào cơm: Khi nấu cơm, nếu ta nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm. Mẹo nhỏ này sẽ khiến cơm không những thơm, tơi, mềm mà còn đảm bảo cho nồi không bị cháy.

Một số lưu ý:

-Vo gạo: Đầu tiên, nên vo gạo nhẹ nhàng qua rá để loại bỏ trấu, sạn. Sau khâu này nên để gạo ráo một lúc trước khi nấu. Nhiều người thường áp dụng phương pháp của người Nhật là ngâm gạo khoảng 30 phút đến một tiếng rồi mới nấu. Tuy nhiên với gạo Nhật, gạo nâu hoặc gạo nếp ngâm nước sẽ giúp nó chín đều, còn gạo ăn thường ngày của người Việt nhỏ, ngâm nước lâu sẽ bị nát, lúc nấu lên sẽ nhạt cơm. Cách khoa học nhất là, sau khi vo gạo xong thì để nó ngoài không khí cho thật ráo.

- Đo lượng nước thích hợp cho lượng gạo trong nồi. Cần lưu ý, lượng nước cho gạo dẻo và gạo khô không hề giống nhau, cũng  giống như gạo mới và gạo cũ. Nếu bạn dùng gạo cũ, gạo khô thì cần cho thêm chút nước. Muốn cơm ngon, hãy nấu trong một chiếc nồi rộng để hạt cơm có không gian được nở đều.

QUỲNH CHI (t/h)

Tin nổi bật