Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị ong đốt nếu không muốn mất mạng cần làm những điều sau

(DS&PL) -

Bị ong đốt có thể dẫn tới nhiễm độc nặng nề, chữa trị phức tạp, tốn kém, nằm viện kéo dài, thậm chí tử vong...

Bị ong đốt có thể dẫn tới nhiễm độc nặng nề, chữa trị phức tạp, tốn kém, nằm viện kéo dài, thậm chí tử vong. Theo các chuyên gia, nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách, nhiều người sẽ qua được cơn nguy hiểm.

Ngày 7/9 vừa qua, trong lúc ra chơi, nhóm học sinh của trường Tiểu học thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) phát hiện tổ ong ở phía sau trường. Do hiếu kỳ, các em đã chọc phá tổ ong nên bị đàn ong bay ra đốt.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các học sinh đã được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ để chữa trị. Thống kê ban đầu, có 26 em phải nhập viện, trong đó có 2 trường hợp khá nặng.

Nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách, nhiều người bị ong đốt sẽ qua được cơn nguy hiểm. Ảnh minh họa

Được biết, các loại ong thường gây nhiễm độc và nguy hiểm là ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loài ong ở các vùng rừng núi. Người bị ong đốt nhiều mũi thường bị tím tái, sốc, trụy tim mạch, thậm chí dẫn đến tử vong rất đáng tiếc. Tuy nhiên, nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách, nhiều người sẽ qua được cơn nguy hiểm.

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (acid).

Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine... Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất; nhưng cũng có loại gần như không độc (ong mật).

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.

Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu như sau: Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát khuẩn như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt; uống nhiều nước để loại thải các độc tố; chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt cần được theo dõi cẩn thận và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật