Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH, ông Đỗ Văn Đương nói gì?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – “Tôi trước sau như một chẳng có thay đổi gì, vì điều tôi nói là nói lên tiếng nói của dân” – đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương nêu quan điểm.

(ĐSPL) – “Tôi trước sau như một chẳng có thay đổi gì, vì điều tôi nói là nói lên tiếng nói của dân” – đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Văn Đương nêu quan điểm trước việc Liên đoàn Luật sư yêu cầu xem xét tư cách ĐBQH sau phát ngôn "gây sốc" của ông.

Liên quan đến phát ngôn của ông Đỗ Văn Đương đề cập đến vị trí, vai trò và bản chất hoạt động nghề nghiệp của luật sư gây bức xúc trong dư luận và giới luật sư Việt Nam, ngày 31/10, Liên đoàn luật sư Việt Nam đã có kiến nghị gửi đến Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp làm rõ, xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của ông Đỗ Văn Đương theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương: “Tôi trước sau như một chẳng có thay đổi gì, vì điều tôi nói là nói lên tiếng nói của dân”.

Trong văn bản gửi tới Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, việc quy chụp “thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền” của ông Đỗ Văn Đương không chỉ là một nhận định thiếu căn cứ mà còn hoàn toàn trái với quy định tại Điều 3 Luật Luật sư về chức năng xã hội.

Bởi vậy, Liên đoàn Luật sư cũng kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp xem xét kiểm tra và làm rõ tính xác thực của các ý kiến phát biểu của ông Đỗ Văn Đương và xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của đại biểu này.

Trước kiến nghị đó của Liên đoàn Luật sư, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Văn Đương cho biết, ông đã đọc hết những thông tin đó, và nhận định thêm rằng đó là chuyện quá bình thường.

“Kiến nghị là chuyện của người ta. Không có chuyện phải giải trình gì cả. Chúng ta nên nhớ Hiến pháp đã quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm” – ông Đỗ Văn Đương quả quyết.

Cũng theo quan điểm của mình, ông Đỗ Văn Đương cho rằng, từ trước đến nay đã có không ít những văn bản kiến nghị dạng này được các đơn vị "bị" phản ánh được phát đi, những văn bản như vậy là áp đặt đại biểu.

“Bởi điều tôi nói ở đây là tiếng nói cử tri và xuất phát từ thực tế. Tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả” – ông Đương nhấn mạnh.

Vị ĐBQH này cũng bày tỏ lo ngại về việc tạo ra một tiền lệ xấu khi một đại biểu phát biểu trước Quốc hội, các đơn vị bị đụng chạm lại thi nhau phản ứng.

Sau khi đưa ra văn bản kiến nghị trên, ĐBQH Đỗ Văn Đương cho biết thêm rằng, phía Liên đoàn Luật sư cũng không liên hệ với ông về chuyện đó.

Ông Đương khẳng định: “Mình là dân biểu, họ cứ nhầm lẫn. Cho người ta cái quyền phản ánh ý kiến dân biểu thì bộ ngành nào cũng thi nhau giãy nảy lên phản ánh à? Đây là vấn đề nhận thức và tranh luận. Ông sai thì ông bảo thế nọ thế kia. Dư luận họ nói như vậy thì tôi phải phản ánh chứ”.

Vì thế, dù Liên đoàn Luật sư có ra văn bản Kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH của mình, ông Đỗ Văn Đương vẫn luôn khẳng định: “Tôi trước sau như một chẳng có thay đổi gì, vì điều tôi nói là nói lên tiếng nói của dân”.

Tin nổi bật