Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị phản ứng dữ dội, ĐB Đỗ Văn Đương vẫn quyết không "đính chính"

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Sau phát ngôn "gây sốc", ĐBQH Đỗ Văn Đương bị nhiều luật sư yêu cầu xin lỗi vì đã "thóa mạ" nghề luật sư. Tuy nhiên, ông Đương vẫn nhất quyết không "đính chính".

(ĐSPL)- Sau phát ngôn "Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền", ĐBQH Đỗ Văn Đương bị nhiều luật sư yêu cầu xin lỗi vì đã "thóa mạ" nghề luật sư. Tuy nhiên, ông Đương vẫn nhất quyết không "đính chính".

Cụ thể, sáng 28/10, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về phát ngôn của mình, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương nói: “Tôi sẽ không đính chính lại thông tin này”.
Về việc các luật sư liên tiếp "phản pháo" về phát ngôn của mình, ông Đương cho rằng: “Họ phản ứng là đương nhiên, nhưng thử hỏi không có tiền thì lấy đâu ra chi phí luật sư, chi phí trả tiền lương cho nhân sự, thuê văn phòng?”.
Đại biểu Đương cũng khẳng định trong phát ngôn của ông không nói luật sư bào chữa vì tiền mà là bào chữa cho người có tiền, chứ không phải cho người giàu hay nghèo. Có tiền thì luật sư mới bào chữa. Ngay cả luật sư công thì Nhà nước cũng phải trả tiền hỗ trợ họ thì họ mới ngồi nghiên cứu hồ sơ.
Cũng theo ông Đương: "Trong 100\% vụ án hiện nay thì 80\% không có luật sư, có một phần nguyên nhân do thiếu luật sư, nhưng cơ bản là người ta không có tiền. Trong trường hợp này thì 80\% bị cáo nhận tội ngay để xét xử cho nhanh. Vai trò luật sư quan trọng, có luật sư là đối trọng để tránh oan sai, nhưng hoạt động luật sư cũng phải có điều kiện, chứ không họ sống bằng không khí mà đi bào chữa à?"

Bị phản ứng dữ dội ĐB Đỗ Văn Đương vẫn nhất quyết không "đính chính".

Trước thông tin về việc ông Đương khẳng định không đính chính về phát ngôn của mình, trao đổi với Đời sống và Pháp luật, luật sư Phạm Hoài Nam, Hãng luật Bến Nghé – Sài Gòn, Đoàn luật sư TP.HCM bày tỏ quan điểm: “Rất mong Đoàn Luật sư TP.HCM và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần có thông cáo báo chí và gửi văn bản cho Quốc hội, yêu cầu ông Đỗ Văn Đương phải xin lỗi về những phát ngôn thoá mạ nghề luật sư”.
Cùng quan điểm với luật sư Phạm Hoài Nam, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, Đoàn luật sư TP.HCM chia sẻ thêm: “Trong quá trình hành nghề, không phải vụ án nào luật sư làm cũng có thù lao; trong tôn chỉ, mục đích hoạt động, luật sư nào cũng sẵn sàng nhận bào chữa, bảo vệ miễn phí cho người nghèo, hoặc theo đuổi một vụ án oan sai. Chúng tôi làm vì lý tưởng nghề nghiệp, vì sứ mệnh cao cả của luật sư, người bảo vệ kẻ yếu thế...
Tôi hi vọng vị đại biểu vô ý phát biểu như vậy, chứ bản thân ông không cố tình xúc phạm đến giới luật sư. Nếu quả thực như vậy, ông nên có phát biểu giải thích trên báo giới về câu nói “kinh điển” của mình, để tránh gây hiểu lầm cho dư luận và giới luật sư cũng sẽ có thiện cảm với ông hơn”.
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cũng bày tỏ: "Sự việc đại biểu Đương phát biểu gây sốc không chỉ cho giới luật sư mà gây bất bình trong dư luận. Việc đại biểu thể hiện không đính chính có thể dẫn đến cái nhìn lệch lạc, phiến diện về giới luật sư nói riêng và với hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung. Vì vậy, tôi nghĩ ông Đương nên đính chính về câu nói đó”.

Tin nổi bật