Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bi hài chuyện săn lùng “thần dược giảm béo” của gia đình có “người khổng lồ”

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sẵn sàng bỏ chục triệu đồng để tìm lại vóc dáng cân đối cho trẻ, thấy ai mách cách nào hiệu quả lập tức nghe theo... là thực tế không ít gia đình có con béo phì.

(ĐSPL) - Sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để tìm lại vóc dáng cân đối cho con trẻ, thấy ai mách phương pháp nào hiệu quả lập tức nghe theo mà không cần suy nghĩ... đó là một thực tế của không ít gia đình có con béo phì. Câu chuyện về những đứa trẻ béo phì và hành trình giảm cân cho con càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi mà nỗi lo thiếu chất đang đảo chiều thành nỗi lo thừa chất, béo phì. Nhiều người xem béo là tai họa, thậm chí còn làm theo kiểu “có bệnh thì vái tứ phương”, miễn là giảm được cân...

Nỗi ám ảnh mang tên béo phì

Theo số liệu thống kê gần đây, thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tại Việt Nam, mức tăng hàng năm giai đoạn 2004-2011 là 5-11\%/năm, giai đoạn 2011-2013 tăng 15-21\%/năm. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như TP.HCM, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi là 11\%, ở trẻ tiểu học lên đến 38,5\%. Theo dự đoán, những con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, bác sỹ chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, bộ LĐ-TB&XH cho biết: Việc áp dụng các phương pháp trên mạng “Google” không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp của trẻ, thậm chí cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ mỗi đứa trẻ có một cơ địa, tình trạng  béo phì, thừa cân khác nhau và nguyên nhân gây béo cũng khác nhau. Tuy nhiên thực tế vẫn có trào lưu “săn lùng thần dược” giảm béo. Bởi với nhiều người, nó là nỗi ám ảnh. Có cháu béo phì do chế độ ăn uống không hợp lý, có cháu béo phì cho di truyền,...

Các chuyên gia đều cho rằng việc trẻ bị béo phì quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi trưởng thành, dễ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật,... (Ảnh minh họa).

Nếu giảm cân không đúng phương pháp, thậm chí còn có thể dẫn đến nguy cơ  mắc những bệnh khác. Thông thường, khi con thừa cân thì đầu tiên các bà mẹ phải nghĩ đến chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý cho con. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của nhiều bà mẹ về điều này chưa thực sự đúng. Tác hại trẻ thừa cân, béo phì về lâu dài rất nguy hại nên phải giải quyết ngay. Tốt nhất phải ngăn chặn trước khi con lâm vào tình trạng này. Tuy nhiên, để giảm cân hiệu quả cho trẻ, các bà mẹ thay vì tự mày mò các phương pháp trên mạng thì phải đến các bác sỹ chuyên về khoa nhi, về dinh dưỡng để có được sự tư vấn, điều trị hợp lý. Việc giảm cân cho trẻ tưởng dễ nhưng cực kỳ khó”.

Loay hoay tìm thần dược giảm cân

Với phương châm “có bệnh thì vái tứ phương”, nhiều bậc phụ huynh không tiếc công sức đi tìm

Vấn nạn sức khỏe toàn cầu

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), béo phì đang là một vấn đề sức khỏe lớn trên toàn cầu. Tính đến năm 2025, béo phì trên thế giới sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn là suy dinh dưỡng. Hiện nay đã có trên 300 triệu người bị béo phì, hơn một triệu người bị thừa cân. Ở Mỹ (năm 1999) 61\% người lớn có thừa cân hoặc béo phì, thanh niên là 14\% và trẻ em là 13\%.

“thầy trên mạng” để tìm các phương thức giảm béo tối đa cho con mình. Theo đó, cứ có bài thuốc nào được cho là hiệu nghiệm, cha mẹ liền nhất nhất làm theo khiến các cháu cũng phải miễn cưỡng, thậm chí bị ép buộc sử dụng.

Chị N.T.K. ở Gia Lâm sau khi tham khảo mạng, đã bắt cậu con trai 10 tuổi của mình liên tục trong nhiều tháng chỉ ăn giá đỗ, khoai lang, củ cải đường, cà chua bi, bí ngòi,... với hy vọng mau chóng xuống cân vì nghe nói những thứ đó đều là thực phẩm có tác dụng tiêu mỡ tốt. Không những thế, nghe lời bạn bè xúi, chị còn chịu khó đi kiếm các loại trà thảo dược, thực phẩm chức năng có tác dụng giảm béo bắt con uống. Kết quả là cháu bé bị tiêu chảy liên tục, sụt cân trông thấy, phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Tại đây, sau khi xem xét lại thực đơn của cháu bé, bác sỹ đã phải lắc đầu.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại “thần dược” được quảng cáo với công dụng có thể giảm đến 3kg trong vòng 1 tuần bao gồm các loại thực phẩm chức năng dạng viên, bột, cao, sâm, nước, trà giảm cân, với số tiền thậm chí lên tới hàng triệu đồng. Tuy nhiên, dù được quảng cáo “trên trời” nhưng hầu hết đều không đem lại kết quả như ý, người tiêu dùng muốn khiếu nại thì người bán cũng chỉ trả lời chung chung “dùng không đúng cách”.

Theo một số khuyến cáo, các loại thuốc có tác dụng giảm cảm giác đói, làm chán ăn thậm chí không ghi rõ chứa hoạt chất gì, người tiêu dùng phải đặc biệt cảnh giác bởi có thể gây tác dụng ngược. Hiện nay, thế giới đã cảnh báo nhiều loại thực phẩm chức năng giảm cân gọi là thảo dược nhưng có chứa thuốc chống béo phì (loại thuốc nguy hiểm đã bị cấm như fenfluramine, sibutramin, phenolphtalein) hoặc chứa thuốc đông y có thể gây tai biến là ma hoàng (ephedra), rất nguy hiểm.

Thuốc giảm cân thay đổi nội tiết tố rất nguy hiểm

Theo TS. Hoàng Kim Thanh, Giám đốc trung tâm Giáo dục &Truyền thông, viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay nhiều bậc cha mẹ đang phải chống chọi với bệnh béo phì ở trẻ em khá chật vật. Tuy nhiên, phương pháp của các bậc phụ huynh thì không phải khi nào cũng khoa học. Các biện pháp như cho trẻ uống thuốc giảm cân thường cho kết quả hại nhiều hơn lợi. Bởi lẽ, khi sử dụng các loại thuốc này sẽ làm thay đổi nội tiết, hoóc-môn trong cơ thể trẻ, ảnh hưởng tới quá trình phát triển tâm, sinh lý của các em. Biện pháp tốt nhất để giảm cân chỉ có thể là kết hợp giữa tập vận động, thể dục thể thao và một chế độ ăn uống phù hợp, rèn luyện, học tập và nghỉ ngơi có khoa học.

Chuyện trò với chúng tôi, chị H.T.H. ở Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, trước đây con chị cũng

Con sợ mẹ vì giảm cân

Chị Đ.T.H. (Lò Đúc, Hà Nội) được xem là một tín đồ của các diễn đàn làm cha mẹ, chăm sóc trẻ nhỏ, web trẻ thơ. Vì vậy, chia sẻ của các bậc cha mẹ trên những diễn đàn này cũng được chị áp dụng triệt để với “cục cưng khổng lồ” năm nay mới lên 7 tuổi của mình. Sau một thời gian bắt con ăn mướp đắng liên tục không hiệu quả, chị lại bắt đầu sử dụng gừng tươi, muối ngải cứu, chườm muối cho bé, kết quả cũng không khả quan bao nhiêu. Không nản lòng, chị lại áp dụng các công thức giảm cân “thần tốc” của các bà mẹ trên diễn đàn cho con như: Dùng hành tây, bắp cải, cà chua, cần tây, rau mùi xay nhuyễn làm canh, dùng khi đói, dùng kết hợp với một số loại rau củ quả, thịt bò, cà phê, sữa chua, trứng,... chia cụ thể theo từng bữa,... có thể giảm được khoảng 6kg/1 tuần hoặc 7kg trong 13 ngày. Giảm cân chưa thấy hiệu quả đâu, nhưng chỉ sau một thời gian, “cục cưng khổng lồ” bỗng nhiên có triệu chứng “sợ mẹ” khiến vợ chồng chị càng thêm đau đầu.

thuộc vào dạng còi, vì vậy cả gia đình đều hùa vào ép cháu ăn, tẩm bổ từ thuốc bắc, thuốc tây, cứ có gì ngon, bổ là đều không tiếc tiền. Sau một thời gian, thoát được tình trạng còi thì cháu lại lâm vào tình trạng thừa cân.

Nhưng đến khi cân nặng của cháu lên tới 70kg khi chưa tới 10 tuổi, đi học bị bạn bè trêu ghẹo nhiều là “không có cổ”, ông bà mới bắt đầu suy nghĩ lại. Tính ra gia đình đã phải bỏ ra đến cả chục triệu đồng cho các lớp giảm cân này. Đau đầu hơn với các bậc phụ huynh có điều kiện mà đi “vái tứ phương”, con vẫn không giảm, phương pháp “du học giảm béo” thậm chí có nhiều người còn lên mạng và nghe truyền tai đủ kiểu “thần dược giảm béo” để đem ra áp dụng tuy nhiên đều là vô phương cứu chữa, tiền mất tật mang.       

ĐỖ HUỆ

Xem thêm video:

 [mecloud]BItkVtY5md[/mecloud]

Tin nổi bật