Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí ẩn hàng trăm tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh: Được làm bởi người ngoài hành tinh?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Một trong những bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa giải mã được đó là gần 900 pho tượng đá Moai đầy ma mị và bí ẩn trên đảo Phục Sinh.

Đảo Phục Sinh (Easter Island) thuộc chủ quyền của Chile tại Đông Nam Thái Bình Dương. Nơi đây nổi tiếng với 887 bức tượng đá khổng lồ hình mặt người (được gọi là Moai), do tộc người Rapa Nui cổ tạo ra.

Mỗi bức tượng mang đặc tính khác nhau như cao, thấp, béo, gầy… được tìm thấy ở nhiều địa điểm rải rác quanh đảo.

Những tượng đá được khai quật tại Đảo Phục Sinh. Ảnh: Getty

Tượng được tạc từ đá nguyên khối tạo thành từ tro núi lửa và đặt trên bệ đá được gọi là ahu, có trọng lượng đến 75 tấn và chiều cao khoảng 10m, cá biệt có bức nặng 270 tấn và cao 21m.

Những tượng đá này có dáng tạo hình thống nhất: hình người và có khuôn mặt dài nhỏ, thần sắc đờ đẫn, chứng tỏ chúng được gia công và chế tác theo một hình mẫu thống nhất. Phong cách đặc biệt mà tượng đá thể hiện thì không nơi nào có, chứng tỏ nó là sản phẩm của chính trên đảo, không ảnh hưởng ngoại lai.

Khi mới được phát hiện, những bức tượng Moai đơn giản chỉ có phần đầu nhô lên khỏi mặt đất chứ không có gì hơn. Tuy nhiên, sau khi được khảo cổ, các nhà khoa học phát hiện phần bị lấp sâu dưới đất của những tượng Moai còn nhiều hơn những gì trồi trên bề mặt.

Tượng được tạc từ đá nguyên khối cao tới 21m. Ảnh: Getty

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những pho tượng rải rác trên đảo và quy mô, tình hình ở những nơi khai thác đá tạc tượng cho rằng: khối lượng công việc như vậy đòi hỏi phải có 5.000 lao động khoẻ mạnh mới có thể làm nổi. Họ đã tiến hành thí nghiệm, tạc 1 pho tượng đá hình người cỡ trung bình, thấy rằng phải có mười mấy thợ làm việc suốt một năm.

Dùng bộ con lăn gỗ trượt là cách giải quyết duy nhất về vấn đề di chuyển trên đảo. Thế nhưng, rõ ràng phương pháp này đòi hỏi cần rất nhiều sức lao động.

Ngoài ra, trong số những tượng đá trê đảo, không ít những tượng đá đội mũ đá. Những chiếc mũ đá đó, nhỏ cũng phải 2 tấn, to thì trên 10 tấn. Muốn đưa được những chiếc mũ đá đó lên đầu tượng đá khổng lồ thì ít nhất cũng phải có thiết bị cần cẩu. Trên đảo không có cây cối, cả đến gỗ làm con lăn cũng không có, thì vật liệu gì để có thể làm được cần cẩu?

Do đó, đến tận ngày nay, thế giới vẫn đau đầu trước câu hỏi, người Rapa Nui dựng những bức tượng Moai để làm gì và họ làm thế nào để di chuyển những bức tượng khổng lồ chôn khắp hòn đảo

Thậm chí, một nghi vấn khác được đặt ra: "Liệu rằng có sự xuất hiện người ngoài hành tinh trên hòn đảo từ hàng nghìn năm về trước?".

Khoa học chưa thể lý giải những bí ẩn xoay quanh tượng đá. Ảnh: Nephicode

Những người đầu tiên đặt chân lên đảo Phục Sinh được cho là một nhóm cư dân Polynesia vượt đại dương từ quần đảo Marquesa vào khoảng năm 300-400 trước Công nguyên.

Ước tính, số người trên đảo ở thời điểm hưng thịnh lên tới hơn 17.000 người. Tuy nhiên, hòn đảo không có sông, hồ hay suối, mà toàn bộ nguồn nước sạch chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa.

Lượng mưa mỗi năm trung bình chỉ rơi vào khoảng 1240mm - tức là không đủ để sống chứ chưa nói đến việc điêu khắc nên những bức tượng Moai khổng lồ.

Vào thế kỷ 18, những người châu Âu đến đây và thuật lại rằng người Rapa Nui đã uống trực tiếp nước biển để sống. Ở thời điểm ấy chẳng ai nghi ngờ, nhưng với khoa học hiện tại thì đó là chuyện không tưởng, vì cơ thể người sẽ không cách nào "tải" được lượng muối có trong nước biển.

 

Mới đây, các chuyên gia từ ĐH Binghamton (New York) cho rằng có một hệ thống nước ngầm quanh đảo. Vốn nền đất trên đảo là đất núi lửa rất xốp, nên nước mưa sẽ ngay lập tức ngấm xuống mà không đọng lại. Tuy nhiên, may mắn là số nước này sẽ chảy ra biển theo thủy triều.

Nước mưa trộn với nước biển sẵn có sẽ tạo ra các vùng nước lợ với nồng độ muối đủ thấp để con người uống được. Người Rapa Nui đã thu thập số nước này để sử dụng.

"Nước sẽ chảy xuống dốc và tích tụ tại khu vực đá xốp tiếp xúc với đại dương. Khi thủy triều xuống thấp, số nước này sẽ chảy trực tiếp vào nước biển, tạo thành nước lợ. Con người có thể lợi dụng hiệu ứng ấy để thu lấy nước sử dụng”,  trích lời chủ nhiệm nghiên cứu, nhà nhân chủng học Carl Lipo.

Tin nổi bật