Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé trai 13 tuổi tử vong vì bạch hầu, bệnh nguy hiểm ai cũng phải cẩn trọng

(DS&PL) -

Bé trai 13 tuổi là trường hợp thứ hai tử vong vì bệnh hầu, trong tổng số 24 ca mắc bệnh ghi nhận ở nước ta.

Bé trai 13 tuổi là trường hợp thứ hai tử vong vì bệnh hầu, trong tổng số 24 ca mắc bệnh ghi nhận ở nước ta.

Chiều 3/7, TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết trên Zing, sau thời gian nỗ lực hồi sức và điều trị, bé trai G.A.P. (13 tuổi, dân tộc H’Mông, ngụ xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông), không qua khỏi và đã tử vong.

Trước đó, bệnh nhi nhập viện vì sốt, ho, đau họng và chưa tiêm ngừa bạch hầu trước đây.

Đây là trường hợp tử vong thứ 2 do mắc bạch hầu được ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông. Trước đó, ngày 20/6, khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, tiếp nhận bé gái 9 tuổi (người H’Mông, ngụ huyện Đắk Glong, Đắk Nông) được chẩn đoán bạch hầu ác tính biến chứng tim, thận do bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông chuyển đến.

Dân trí đưa tin, bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Biến chứng bệnh bạch hầu dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Có khá nhiều triệu chứng xuất hiện trong 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu người nhiễm bệnh sẽ bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn. Chính vì triệu chứng khá phổ biến nên cha mẹ dễ nhầm tưởng trẻ chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh, chứ không phải đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.

Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng tiêm văcxin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Bệnh nhi 13 tuổi mắc bạch hầu ác tính tử vong sau 17 ngày nhập viện. (Ảnh: Zing)

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Vì thế, người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, cục Y tế dự phòng, bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật