Theo thông tin được chia sẻ, Lele là một cậu bé 5 tuổi. Mỗi ngày, sau khi tan học ở trường mẫu giáo, bố mẹ đều đưa Lele tới siêu thị gần đó để mua đồ ăn vặt. Lele dần quen với việc đi siêu thị gần trường. Bố mẹ cậu bé thấy vậy cũng yên tâm hơn khi cho con chơi trong siêu thị.
Một ngày nọ, mẹ Lele tới trường đón cậu bé, còn bố cậu phải đi làm thêm. Hai mẹ con vào siêu thị như thường lệ. Mẹ Lele tình cờ gặp một người bạn thân. Hai người để các con tự chơi, mải mê trò chuyện cùng nhau.
Tới khi mẹ Lele sực nhớ ra, cậu bé đã không còn ở trong siêu thị. Người mẹ cuống cuồng đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Mẹ Lele sau đó nhờ ông chủ siêu thị cho xem lại camera theo dõi, phát hiện một người phụ nữ trung niên đã bé cậu bé chạy ra ngoài. Người phụ nữ và Lele nhanh chóng biến mất sau cánh cửa siêu thị.
Nhận ra con đã bị bắt cóc, người mẹ vội vàng gọi điện báo cảnh sát. Bố của Lele nghe tin cũng ngay lập tức về nhà, cũng vợ tìm con. Bố mẹ Lele hỏi thăm rất nhiều người trên đường nhưng vẫn không thấy tung tích cậu bé.
Ngay khi họ suy sụp nhất, tưởng chừng sẽ phải bỏ cuộc, Lele đã trở về cùng cảnh sát vào lúc 22h hôm đó. Sau khi giao Lele cho bố mẹ của cậu bé, cảnh sát đã khen ngợi họ vì đã giao dục con rất tốt.
Hóa ra, khi bị kẻ buôn người giữ chân, tống vào nhà ga, cậu bé 5 tuổi đã ý thức được bản thân gặp nguy hiểm. Nhớ tới phương pháp mẹ đã dạy cho mình, Lele ngay lập tức hét lớn với những người qua đường: "Mẹ ơi, mẹ sao vậy? Con ở đây này”.
Kẻ buôn người nghe vậy, cho rằng mẹ của Lele đang ở đó, liền bỏ chạy ngay tức khắc. Lele sau đó đã cầu cứu những người xung quanh. Họ đã giúp cậu bé gọi điện báo cảnh sát.
Chơi trong siêu thị, cậu bé 5 tuổi bị kẻ buôn người bắt cóc, hét lớn một câu liền tự cứu thoát chính mình.
Một câu hét đúng thời điểm đã giúp Lele tự cứu chính mình. Mọi người biết chuyện đều khen ngợi sự thông minh và nhanh trí của cậu bé 5 tuổi.
Những vụ bắt cóc trẻ em không còn là chuyện hiếm. Để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần trông chừng con cẩn thận, đồng thời dạy các bé những kỹ năng thoát hiểm tránh bị bắt cóc.
Tăng cường giáo dục an toàn cho trẻ
Cha mẹ nên mua các loại sách, tranh về kiến thức an toàn, sau đó cùng con đọc và trả lời các câu hỏi trong tình huống thực. Nhờ vậy, trẻ có thể nâng cao nhận thức về an toàn cho bản thân.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cùng con xem các video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những trẻ khác gặp phải khi không ở cùng cha mẹ. Sau đó, cha mẹ khơi gợi và giải đáp các thắc mắc của con khi xem video, từ đó giúp trẻ hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong nếu rơi vào tình huống tương tự.
Con trẻ cũng nên được dạy cách gọi điện thoại và nhớ số điện thoại của người thân, nhất là số của cha mẹ.
Nhiều kẻ bắt cóc thường dùng bánh kẹo, đồ chơi để làm quen và tiếp cận các bé. Vì thế, cha mẹ cũng cần dạy con từ nhỏ rằng chỉ lấy đồ từ người quen hoặc khi được mẹ cho phép.
Dạy con hét lớn khi cảm thấy không an toàn
Cha mẹ nên sớm dạy trẻ những phương pháp và kỹ năng tự lập. Như vậy, dù không có cha mẹ ở bên, các bé vẫn có thể ứng phó với tình huống và kịp thời tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Cha mẹ nên dạy bé hét thật to khi bị kẻ xấu bắt. Việc hét to không chỉ thu hút sự chú ý, tìm kiếm sự cầu cứu mà còn là động lực để thúc đẩy con vùng vẫy mạnh hơn thoát khỏi tay kẻ xấu.
Ngoài “bắt cóc”, cha mẹ nên dạy con hét to cụm từ “cháy nhà”. Nguyên nhân là do những kẻ buôn người ngày càng tinh vi. Chúng có thể nói trẻ là con của mình khi bé hô "bắt cóc", người đi đường nghe xong sẽ không để tâm. Tuy nhiên, việc hô “cháy nhà” sẽ khiến kẻ bắt cóc bị phân tâm, nhờ vậy trẻ có thể dễ dàn vùng ra và chạy thoát thân.
Dạy con bình tĩnh xử lý khi đi lạc
Cha mẹ cần hướng dẫn con đến ngay các khu vực có bảo vệ như siêu thị mini, các cửa hàng lớn... nếu phát hiện mình đi lạc, sau đó tìm cách liên lạc với người thân. Các bé không phải lúc nào cũng có thể đúng lúc gặp được cảnh sát, vì vậy việc đi vào các khu vực công cộng có bảo vệ và quản lí sẽ linh động hơn.
Trang bị cho con một đồ vật có hệ thống định vị
Thông qua các món đồ có trang bị hệ thống định vị và nút bấm khẩn cấp như như vòng cổ, đồng hồ, vòng tay, cha mẹ có thể dễ dàng theo dõi vị trí của con. Trẻ có thể bấm nút bấm khẩn cấp khi gặp nguy hiểm. Tín hiệu khẩn cấp sẽ thông báo ngay tới cha mẹ và cảnh sát.
Không để trẻ tới những nơi không thể giám sát
Con trẻ luôn rất tò mò về thế giới xung quanh, đam mê khám phá trong khi khả năng nhận thức nguy hiểm còn yếu. Bởi vậy, mỗi khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ cần đảm bảo có thể giám sát con. Việc đi tới những nơi rộng lớn, ít người thân theo sát sẽ dễ khiến trẻ bị lạc, hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, bắt cóc.
Đinh Kim (T/h)