Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bầu cử Pháp 2022: Bắt đầu vòng bỏ phiếu đầu tiên, thách thức của Tổng thống Macron

(DS&PL) -

Pháp mới đây đã bước vào vòng bỏ phiếu bầu cử tổng thống 2022 đầu tiên.

Ngày 10/4 (giờ địa phương), các điểm bỏ phiếu đã mở cửa trên cả nước khi Pháp bước vào vòng đầu tiên cuộc bầu cử tổng thống 2022 với 48 triệu cử tri đủ điều kiện tham gia được lựa chọn các ứng viên trong số 12 người hiện nay.

Tổng thống Emmanuel Macron đã tuyên bố tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ 2 và hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn từ đối thủ phe cực hữu. Các điểm bỏ phiếu đã được mở từ 8h ngày 10/4 và sẽ đóng lại sau 19h cùng ngày. 

Cuộc bỏ phiếu đầu tiên dự kiến sẽ chọn ra 2 ứng viên tiềm năng nhất, tiếp tục tiến vào vòng bầu cử thứ 2, dự kiến diễn ra hôm 24/4. 

Hiện nay, ngoài Tổng thống đương nhiệm Macron, ứng viên đảng cực hữu Marine Le Pen và một người phe cực tả Jean-Luc Mélenchon là những nhân vật nổi bật nhất trong cuộc đua vào Điện Elysee. 

Tổng thống Macron và bà Le Pen là 2 nhân vật nổi bật nhất trong cuộc đua vào Điện Elysee năm 2022. Ảnh: Aa

Trong nhiều tháng qua, ông Macron, một người theo chủ nghĩa trung tâm chính trị, từng được dự đoán sẽ trở thành thống đầu tiên của Pháp sau 20 năm giành đắc cử nhiệm kỳ thứ 2. Nhưng viễn cảnh đó đã mờ nhạt trong giai đoạn kết thúc của chiến dịch khi nỗi đau của lạm phát và giá cả tăng cao, thực phẩm và năng lượng quay hiện đang là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc bầu cử có tính chất quyết định đối với nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp.

Những vấn đề này có khả năng sẽ khiến các cử tri nghiêng về phía nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen, đối thủ chính trị của ông Macron.

Trước đây, ông Macron đã vượt qua bà Le Pen một cách ngoạn mục để trở thành tổng thống trẻ nhất của Pháp vào năm 2017. Chiến thắng của ông được coi là một chiến thắng trước chính trị dân túy, dân tộc chủ nghĩa, diễn ra sau cuộc bầu cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào Nhà Trắng và sau khi Vương quốc Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu, cả hai đều diễn ra vào năm 2016.

Với việc ông Viktor Orban đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 với tư cách thủ tướng Hungary cách đây vài ngày, giờ đây mọi người đang hướng về các ứng cử viên cực hữu đang nổi lên của Pháp - đặc biệt là nhà lãnh đạo Cuộc bầu cử Quốc gia Le Pen. Cuộc bầu cử này có khả năng định hình lại bản sắc của nước Pháp thời hậu chiến và cho thấy liệu chủ nghĩa dân túy châu Âu đang nổi lên hay bắt đầu suy tàn.

Cử tri Pháp sẽ bỏ phiếu vòng thứ 2 để chính thức chọn ra tổng thống nhiệm kỳ 2022 vào ngày 24/4. Ảnh: CBC 

Trong khi đó, nếu Tổng thống Macron thắng, đây sẽ được coi là một thắng lợi của Liên minh châu Âu. Các nhà quan sát cho rằng việc ông Macron tái đắc cử là khả năng cho việc tăng cường hợp tác và đầu tư vào an ninh và quốc phòng châu Âu - đặc biệt là với một chính phủ Đức thân EU mới.

Với cuộc xung đột hiện đang xảy ra ở rìa phía Đông EU, cử tri Pháp sẽ bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử tổng thống mà kết quả sẽ có ý nghĩa quốc tế. Pháp là nền kinh tế thứ hai của khối gồm 27 thành viên EU, là nền kinh tế duy nhất có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là cường quốc hạt nhân duy nhất của khối. Và khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục  chiến dịch quân sự ở Ukraine, sức mạnh của Pháp sẽ giúp định hình phản ứng của châu Âu.

Xung đột ở Ukraine đã tạo cơ hội cho Tổng thống Macron thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế và ghi dấu với sự ủng hộ NATO trong các cuộc tranh luận bầu cử. Tổng thống Macron là người đi đầu duy nhất ủng hộ liên minh trong khi các ứng cử viên khác có quan điểm khác nhau về vai trò của Pháp trong liên minh. Trong đó, ứng viên Mélenchon là người muốn Pháp rời liên minh, nói rằng liên minh chẳng tạo ra gì ngoài sự khó chịu và bất ổn.

Minh Hạnh (Theo CBC)

Tin nổi bật