Mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo những người hâm mộ rằng ông có thể bị đánh bại trong cuộc bầu tổng thống, diễn ra trong tháng 4 này, bởi các đối thủ phe cực hữu. Trong buổi vận động tranh cử gần đây, nhà lãnh đạo Pháp đã nhắc lại chiến thắng của chính mình vào năm 2017 và cuộc bỏ phiếu của Vương quốc Anh về quyết định Brexit vào năm trước đó, nói rằng đây là những ví dụ cụ thể về sự bất ngờ trong chính trị.
Phát biểu trướng những người biểu tình trong khán phòng ở La Défense, ngoại ô Paris, ngày 2/4 (giờ địa phương), Tổng thống Macron chia sẻ: "Mối nguy hiểm của chủ nghĩa cực đoan ngày nay thậm chí còn lớn hơn vài tháng trước, vài năm trước".
Ông Emmanuel Macron được dự đoán có thể chiến thắng cuộc bầu cử tổng thổng Pháp năm 2022. Ảnh: Bloomberg
Ông nhấn mạnh: "Đừng tin vào những lời bình luận hoặc các cuộc thăm dò nói rằng mọi thứ là không khả thi và không thể nghĩ được, những người nói rằng cuộc bầu cử đã có kết quả từ trước điều đó hoàn toàn ổn. Hãy nhìn lại chúng ta, hãy nhìn lại các bạn, cách đây 5 năm. Mọi người cũng nói điều này là không thể xảy ra. Hãy nhìn vào Brexit và rất nhiều cuộc bầu cử mà những kết quả dường như không thể xảy nhưng cuối cùng lại xảy ra trên thực tế".
Đến nay, các cuộc thăm dò dư luận dự đoán rằng ông Macron sẽ tiếp tục đứng đầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên vào cuối tuần tới, trước ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen. Sau đó, ông cũng được dự đoán sẽ thắng bà Le Pen vòng 2 và vòng cuối cùng như các ông đã làm cách đây 5 năm. Tuy vậy, lần này các cuộc thăm dò dự đoán tỷ lệ chiến thắng thấp hơn so với trước đây.
Theo cuộc khảo sát mới nhất của Ipsos được công bố hôm 2/4, ông chủ Điện Elysée được dự đoán sẽ nhận được 26% số phiếu bầu ở vòng 1, đứng thứ 2 là bà Le Pen với 21% và ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélenchon với 15,5%. Trong vòng hai, ông Macron có thể đánh bại bà Le Pen với tỷ lệ phiếu bầu lần lượt là 53% và 47%.
Vào năm 2017, ông Macron đã vận động tranh cử với tư cách là một ứng cử viên "không thuộc cánh hữu và cũng không thuộc cánh tả". Ông chưa bao giờ giữ chức vụ dân cử và được ca ngợi là một luồng gió mới cho chính trường Pháp. Ông đã đánh bại hai phong trào chính trị chính đã nắm giữ vị trí tổng thống trong 6 thập kỷ qua: Những người theo chủ nghĩa Gaullists, hiện được đại diện bởi những người bảo thủ Les Républicains, và những người theo chủ nghĩa Xã hội.
Tuy nhiên, lần này, ông đã được coi là một phần của chính phủ sau 5 năm ở Điện Elysée.
Tỷ lệ ủng hộ của tổng thống Pháp đã tăng vọt trong những tuần đầu Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vì ông được coi là nhã lãnh đạo trong thời kỳ xung đột. Tuy nhiên, sức bật đó đã nhanh chóng phai nhạt, trong khi vai trò nổi bật của ông trong các nỗ lực quốc tế nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và thuyết phục người đồng cấp Vladimir Putin rút quân đã hạn chế thời gian trong các chiến dịch tranh cử ở quê nhà.
Một số cử tri thuộc phe cánh tả và đảng Greens từng ủng hộ ông trong cuộc bầu cử năm 2017 còn cho biết họ không thích những gì được gọi là chính sách kinh tế và danh tiếng của ông Macron.
Trong bài phát biểu tại chiến dịch tranh cử ngày 2/4, Tổng thống Macron đã nhấn mạnh những thành tựu của mình - bao gồm cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ - và cam kết hướng tới tạo ra việc làm đầy đủ cho toàn dân trong 5 năm nữa.
Ông chủ Điện Elysée cũng đã tìm cách ghi dấu ấn của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nói rằng với năng lượng hạt nhân, đầu tư vào năng lượng tái tạo và các biện pháp tiết kiệm năng lượng, Pháp "sẽ trở thành quốc gia vĩ đại đầu tiên thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch".
Tổng thống Macron đồng thời nhấn mạnh cam kết của mình với châu Âu và Liên minh châu Âu EU - trái ngược với 2 đối thủ là bà Le Pen và ông Mélenchon. Ông nói rằng một châu Âu chung sức phòng thủ, chủ nghĩa môi trường và chủ nghĩa tư bản được quản lý là một đối trọng quan trọng.
Ông nói: "Thế giới hòa bình mà chúng ta từng nghĩ là vĩnh cửu, thế giới của sự tiến bộ không ngừng mà chúng ta từng nghĩ là không thể ngăn cản, tất cả những điều này dường như đang tan rã trước mắt chúng ta. Những gì chúng ta đang phải trải qua là một sự rối loạn lớn, với lý do những rắc rối của thế giới tự nhiên và môi trường, của chủ nghĩa tư bản và sự gia tăng bất bình đẳng, của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và các thuyết âm mưu, và rối loạn địa chính tri và xung đột vũ trang toàn cầu".
Minh Hạnh (Theo Financial Times)