Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bắt Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM

(DS&PL) -

Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM đã bị bắt vì cùng 2 thuộc cấp khác chỉ đạo lập khống hồ sơ bệnh án, quyết toán khống 23,1 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM Trương Anh Kiệt đã bị CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt vì cùng 2 thuộc cấp khác chỉ đạo lập khống hồ sơ bệnh án, nâng khống số ngày điều dưỡng, điều trị nội trú nhằm quyết toán khống 23,1 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt, khám xét đối với ông Trương Anh Kiệt, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM, về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 281 Bộ luật hình sự.

Ông Trương Anh Kiệt bị khởi tố, bắt giam về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Liên quan đến vụ án, cơ quan CSĐT cũng khởi tố bị can để điều tra về hành vi trên đối 2 cán bộ dưới quyền của ông Kiệt là ông Phạm Văn Sửu, Trưởng phòng kế toán, và bà Trương Bích Nguyệt, Trưởng phòng kế hoạch (Hai bị can Sửu và Nguyệt được tại ngoại hầu tra).

Theo thông tin ban đầu, từ năm 2009 - 2011, lợi dụng chủ trương của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc hỗ trợ kinh phí điều trị cho cán bộ, nhân viên, ông Kiệt cùng hai bị can trên đã chỉ đạo các phòng, ban lập khống hồ sơ bệnh án, nâng khống số ngày điều dưỡng, điều trị nội trú tại cơ sở 2 của bệnh viện tại quận 2, TP HCM, nhằm quyết toán khống 23,1 tỉ đồng tiền hỗ trợ của Tập đoàn.

Bước đầu, Cơ quan điều tra làm rõ ông Kiệt đã hưởng lợi bất chính gần 118 triệu đồng; ông Sửu hơn 76 triệu đồng và bà Nguyệt hưởng lợi hơn 77 triệu đồng.

Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng

Tin nổi bật