Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Báo Mỹ nói gì về việc sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học đi chạy xe ôm kiếm mỗi tháng 5 triệu?

(DS&PL) -

Theo Bloomberg, sinh viên Việt Nam ra trường thất nghiệp là do quá chú trọng đào tạo lý thuyết mà không được đào tạo những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi

Theo Bloomberg, sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam ra trường thất nghiệp là do quá chú trọng đào tạo lý thuyết mà không được đào tạo những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi.

Hiện nay, vấn đề sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ra trường thất nghiệp đã trở thành vấn đề đáng báo động. Theoo đó, con số sinh viên ra trường thất nghiệp ngày một nhiều hơn, thậm chí cầm tấm bằng của một trường “xịn” ở Việt Nam nhưng nhiều sinh viên vẫn ngậm ngùi đi chạy xe ôm kiếm mỗi tháng 5 triệu. Vậy lí do vì sao lại như vậy, hãy nghe báo Mỹ nói gì về hiện tượng này ở Việt Nam.

Báo Thời đại thông tin, đa số sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam thường dành nhiều nhất là 2 năm đầu để học về những môn như triết học, lịch sử. Và chính vì như vậy nên họ bỏ phí đi khoảng thời gian khá dài để trau dồi những kỹ năng khác mà các nhà tuyển dụng rất cần khi đi xin việc.

Nói về vấn đề này, Vnexpress thông tin thêm, hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam trang bị cho học sinh đủ kỹ năng cơ bản làm lao động chân tay với mức lương thấp, nhưng bậc đại học và cao đẳng lại không giúp được sinh viên chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho công việc phức tạp hơn.

Trong tình hình lương trung bình tăng, doanh nghiệp sản xuất đang chuyển khỏi Việt Nam sang các nước có nhân công rẻ hơn, sự yếu kém về giáo dục có thể đe dọa mục tiêu nâng mức thu nhập bình quân của Việt Nam lên gấp đôi, theo chuẩn 4.000 USD của Ngân hàng Thế giới.

Điển hình cho việc đào tạo lý thuyết mà quên mất việc đào tạo các kỹ năng cần thiết là trường hợp của Nguyễn Văn Đức.

Sinh viên tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số những người trẻ ở Việt Nam.

Theo Bloomberg, hai năm trước, Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế ở một trong những đại học hàng đầu Việt Nam. Bây giờ, cậu chạy xe ôm ở Hà Nội, thu nhập 250 USD một tháng.

Đức là người duy nhất trong ba anh chị em được vào đại học nhờ bố mẹ làm thêm ngoài giờ. Cậu là một trong số hàng nghìn sinh viên Việt Nam không tìm được việc đúng chuyên ngành, dù tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ có 2,3%.

"Ở đại học, chúng tôi nặng về học lý thuyết, các môn tư tưởng, chính trị", chàng trai 25 tuổi trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg.

Từ trường hợp của Đức và rất nhiều những sinh viên khác khi ra trường cho thấy đa số sinh viên đại học thường dành nhiều nhất là 2 năm đầu học về những môn như triết học, lịch sử và như vậy họ bỏ phí đi khoảng thời gian khá dài để trau dồi những kỹ năng khác mà vốn các nhà tuyển dụng rất cần.

Và từ đó khi tuyển dụng, các công ty miễn cưỡng phải trả cao hơn cho người lao động có bằng cấp nhưng không đáp ứng được những kỹ năng theo yêu cầu. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp trong số những người trẻ tuổi có bằng đại học là 17%.

Trao đổi về vấn đề này, chia sẻ trên báo Thời đại, ông ông Nguyễn Xuân Thành – Nghiên cứu cấp cao tại trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy School cho biết, "những công ty tư nhân và nước ngoài đang đến đây nhưng họ đồng thời cũng muốn có những người lao động được trang bị kỹ năng tốt hơn, những kỹ sư và quản lý có trình độ",

Trong vòng 1 thập kỷ qua, Việt Nam đang kỳ vọng nâng số lượng trường cao đẳng và đại học trên khắp cả nước lên con số 450. Dù tỷ lệ xóa mù chữ đạt 97% trên cả nước nhưng chỉ 1/3 lực lượng lao động của Việt Nam có bằng cấp 3 vào năm ngoái theo số liệu của Viện Khoa học lao động và xã hội.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật