Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bảo mẫu tát trẻ tới tấp lúc cho ăn: Xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể, sức khỏe của trẻ

(DS&PL) -

Luật sư cho rằng, hành vi của bảo mẫu đã xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể, sức khỏe của trẻ - đối tượng được pháp luật bảo vệ, đặc biệt quan tâm.

Luật sư cho rằng, hành vi của bảo mẫu đã xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể, sức khỏe của trẻ - đối tượng được pháp luật bảo vệ, đặc biệt quan tâm. Tùy theo tính chất mức độ, hậu quả gây ra mà bảo mẫu này có thể bị khởi tố về tội hành hạ người khác.

Những ngày qua, dư luận lại "dậy sóng" trước việc một bảo mẫu tại cơ sở chăm sóc trẻ ở phường Bình Khánh (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) đánh đập dã man các trẻ trong lúc cho ăn.

Sự việc được phát hiện khi những video xuất hiện trên Internet ghi lại cảnh bảo mẫu của cơ sở này liên tục dùng tay, cây nhựa đánh một số trẻ. Bảo mẫu vừa la hét vừa đút thức ăn cho trẻ.

Ngành chức năng vào cuộc xác minh, bảo mẫu thừa nhận do "áp lực" nên có đánh hai trẻ tại chỗ làm vì các cháu không chịu ăn.

Liên quan đến những vấn đề pháp lý của vụ việc, trao đổi với PV Báo Người Đưa Tin, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nêu quan điểm, bạo lực trẻ em được hiểu là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Luật pháp nghiêm cấm mọi hành vi bạo lực trẻ em cũng như không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Bảo mẫu đánh đập dã man trẻ lúc cho ăn - Ảnh cắt từ clip

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Thơm cho rằng, hành vi của bảo mẫu đã xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể, sức khỏe của trẻ - đây lại là đối tượng được pháp luật bảo vệ, đặc biệt quan tâm. Tùy theo tính chất mức độ, hậu quả gây ra mà bảo mẫu này có thể bị khởi tố về tội hành hạ người khác, quy định tại Điều 140, Bộ luật Hình sự năm 2015, với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù giam.

Luật sư Thơm dẫn Điều 140, BLHS quy định: “1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;

c) Đối với 2 người trở lên.”

Luật sư Thơm lưu ý thêm, ngoài ra, trong quá trình điều tra cần xác định hành vi của bảo mẫu có để lại hậu quả như gây thương tích cho các cháu bé hay không.

“Nếu hành vi của họ gây tổn hại cho sức khỏe của các cháu theo kết quả giám định tỉ lệ thương tật thì bảo mẫu sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, được quy định tại Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015. Tỉ lệ thương tích của các cháu càng lớn, người vi phạm phải chịu hình phạt càng cao”, luật sư Thơm nói.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi trên Báo Người Lao Động, luật sư Trần Văn Sỹ, Trưởng Văn phòng Luật sư Văn Sỹ (Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long) nhận định, hành vi của bảo mẫu đã vị phạm khoản 6, Điều 4 của Luật Trẻ em 2016: "Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại sức khỏe, thân thể; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em".

Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính: Theo Điều 27, Nghị định 144/2013 của Chính phủ, mức phạt tiền là từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi "Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm".

Về xử lý hình sự: Nếu hành vi gây tổn hại ở mức độ nghiêm trọng hơn như gây đau đớn về thể xác hoặc đè nén, áp lực về tinh thần người bị lệ thuộc bằng các hành vi: Đánh đập, giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho mặc đủ ấm… thì có thể bị truy tố hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 140 của Bộ Luật Hình sự 2015 hoặc các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật