Bánh mỳ được biết đến như một món ăn ''quốc dân'' được nhiều người ưa chuộng thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này hàng ngày. Nếu bạn thuộc 1 trong những nhóm sau, hãy hạn chế ăn bánh mỳ ngay nếu không muốn mắc nhiều bệnh tật.
Lợi ích khi ăn bánh mỳ
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: bệnh mạch vành thật sự rất nguy hiểm vì thế cần phải có lối sống tốt để tránh mắc phải căn bệnh này. Theo các báo cáo dinh dưỡng thì kết với bánh mỳ với dầu oliu sẽ giúp giảm thiểu tỷ mắc bệnh, hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe rất nhiều.
Giảm stress: có nhiều người vẫn nghi ngờ về công dụng này nhưng dựa vào thành phần cấu tạo thì bạn hoàn toàn có thể tin bánh mỳ có thể cải thiện tâm trạng. Folate và axit folic là các chất cần thiết để xây dựng các dây thần kinh khỏe mạnh và chúng có rất nhiều trong bánh mỳ.
Tốt cho xương: chỉ cần 4 lát bánh mỳ nhỏ là bạn đã có 164/800 mg canxi cần cung cấp mỗi ngày cho cơ thể. Do đó hãy tận dụng nguồn dưỡng chất này để bạn luôn sở hữu một bộ xương cứng cáp, khỏe mạnh.
Bánh mỳ "ngon, bổ, rẻ" nhưng "đại kỵ" với những nhóm người sau.
Tiết kiệm thời gian: đây chắc chắn là lý do chính để mọi người chọn bánh mỳ vào thực đơn hàng ngày thay vì các món ăn khác. Trong thời buổi hiện nay, chúng ta phải bỏ rất nhiều thời gian cho công việc. Có rất nhiều người hầu như lúc nào cũng ở trong trạng thái làm việc, vì vậy nên họ thường ăn bánh mỳ cho qua bữa, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Bánh mỳ không làm bạn tăng cân: bánh mỳ giàu chất xơ thực sự có thể có tác dụng ngược lại - chúng có thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, cung cấp cho bạn năng lượng đầy đủ trong suốt cả ngày, đồng thời ngăn ngừa cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều vào cuối ngày.
Bánh mỳ thường bị loại bỏ khi nói đến việc kiểm soát cân nặng, tuy nhiên, việc hạn chế quá mức với một số loại thực phẩm có thể gây ra mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những món ăn ngon và tận hưởng mọi thứ một cách điều độ.
Những ai không nên ăn bánh mỳ?
Những người hay bị táo bón
Bánh mỳ chứa lượng tinh bột lớn có tính kết dính và không có chất xơ. Khi ăn nhiều, bạn có thể bị táo bón ngay lập tức. Vậy nên những người thường xuyên đi ngoài khó khăn hay đau buốt hạn chế tối đa việc ăn bánh mì thường xuyên
Người bị bệnh tiểu đường loại 2
Người bị tiểu đường tuýp 2 không nên ăn bánh mỳ. Bởi vì, bánh mỳ có hàm lượng tinh bột lớn khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao. Đặc biệt, bánh mỳ có hàm lượng muối quá lớn, hàm lượng dinh dưỡng thấp còn làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.
Người bị tim mạch, huyết áp
Trong bánh mỳ chứa hàm lượng tinh bột cao và một loại cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh liên quan đến hệ tim mạch. Vì vậy, những người tiền sử cao huyết áp hay các bệnh đường tim mạch tốt nhất hạn chế dùng thực phẩm này.
Bánh mỳ "ngon, bổ, rẻ" nhưng "đại kỵ" với những nhóm người sau.
Người bị bệnh thận
Trên thực tế, hầu hết các loại bánh mỳ, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối, nhất là các loại bánh mì dưới dạng hamburger, pizza hay sandwich. Nếu ăn chúng nghĩa là bạn đang nạp một lượng muối vượt mức vào cơ thể, với người bệnh thận thì điều này gây nguy hiểm.
Người bị thừa cân, béo phì
Mặc dù bánh mỳ gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì. Chỉ với 2 lát bánh mì sandwich đã chứa xấp xỉ 400 calo. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân, ăn kiêng thì hãy loại bánh mỳ ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
Người bị đau dạ dày
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec có sự tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - bác sĩ Nội soi tiêu hoá - khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, cho biết, trường hợp bị đau dạ dày nên hạn chế ăn bánh mỳ bởi tình trạng viêm dạ dày có thể kích phát các triệu chứng của bệnh celiac (bệnh kích phát do ăn phải những thực phẩm chứa gluten). Gluten là loại đạm, được tìm thấy trong thực phẩm, bao gồm bánh mỳ.
Một số người không thể dung nạp gluten do mắc bệnh celiac. Hệ thống miễn dịch của những người này nhầm gluten là chất nguy hiểm, gây ra các phản ứng tấn công cơ thể. Đối với những người bị celiac, việc tránh xa những thực phẩm chứa gluten như bánh mì là điều bắt buộc.
Có thể một số trường hợp khác tuy không mắc bệnh celiac nhưng không thể dung nạp gluten do đau dạ dày hoặc cảm thấy mệt mỏi sau khi dung nạp gluten. Điều này được gọi là nhạy cảm với gluten không celiac. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn.
Người đang mệt mỏi, stress
Bánh mỳ có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mỳ trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người thường dùng bánh mỳ trong các bữa ăn và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi, stress.
Như Quỳnh (T/h)