Liên quan đến vấn đề trên, theo báo Người lao động, đại diện một số đội thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an TP.HCM cho biết trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp mới, đổi, cấp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 34 Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT, người có giấy phép lái xe thuộc các hạng các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm, phải dự sát hạch lý thuyết. Quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch cả lý thuyết và thực hành.
Giấy phép lái xe thuộc trường hợp này phải có tên trong hồ sơ của Sở Giao thông Vận tải, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý.
Như vậy, quá hạn dù chỉ 1 ngày khi muốn đổi sang giấy phép lái xe mới sẽ phải sát hạch lại.
Việc bằng lái xe bị tạm giữ là một tình huống không mong muốn. Ảnh minh họa
Không cấp lại giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
(1) Giấy phép lái xe không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý);
(2) Chưa cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(Khoản 3 Điều 35 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT)