Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM giải thích vì sao thành phố chi tiền mua tin báo phòng chống tham nhũng, tiêu cực

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Tại họp báo thường kỳ về kinh tế- xã hội TP.HCM, ông Trần Quốc Trung, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành uỷ TP.HCM đã có những chia sẻ với báo chí về quy định mua tin phục vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Quy định 1629).

Báo Người lao động cho biết, vào chiều 2/11, UBND TP.HCM đã họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hôi trên địa bàn.

Tại buổi họp báo, ông Trần Quốc Trung, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM đã thông tin về quy định mua tin phục vụ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo ông Trung, ngoài việc hoàn thiện các quy định nghiệp vụ; bổ sung giải pháp, công cụ để Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn, việc ban hành quy định này có tính chất khuyến khích, động viên người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Bên cạnh đó, việc này có ý nghĩa như ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM là thành phố luôn dựa vào dân, mong muốn có sự đồng hành của người dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, quy định này ban hành có các nội dung, ý nghĩa sau hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; hiện nay, ngoài quy định này, Cơ quan Thường trực cũng đã tham mưu Ban Chỉ đạo ban hành Quy định số 09-QĐ/BCĐ ngày 29/5/2023 về quy trình kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo.

Dự kiến sắp tới sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban Chỉ đạo ban hành Quy định về tiếp nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh được gửi đến Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và các Đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo.

 Ông Trần Quốc Trung, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM. Ảnh: Báo Người lao động/PLO.

Đồng thời, việc mua tin sẽ bổ sung thêm một giải pháp, công cụ để Ban Chỉ đạo nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố; thực tế, bên cạnh Quy định này, hiện nay Ban Chỉ đạo đã triển khai rất nhiều giải pháp để ngăn ngừa và đấu tranh với hành vi tham những, tiêu cực.

Theo điều 5 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 cũng có quy định về quyển và nghĩa vụ của công dân trong công tác Phòng chống tham nhũng; nên việc ban hành quy định này có tính chất khuyến khích, động viên người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ Phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật; bên cạnh đó, còn có ý nghĩa như ý kiến chỉ đạo của Đồng chí Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tiêu cực Thành phố là Thành phố luôn dựa vào dân và mong muốn có sự đồng hành của người dân trong công cuộc đấu tranh Phòng chống tham nhũng tiêu cực.

Giải thích việc TP.HCM quyết định chi tiền cho người cung cấp tin phòng chống tham nhũng và mức chi tối đa là 10 triệu đồng mỗi tin, ông Trung cho hay việc chi tiền mua tin hiện nay là căn cứ theo hướng dẫn của Trung ương, theo kinh nghiệm triển khai của của một số tỉnh, thành và nhằm khuyến khích, động viên người dân cung cấp thông tin. Từ đó, góp phần đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.

Mức chi này thực hiện theo Hướng dẫn 53/2015 của Văn phòng Trung ương Đảng về một số điểm thuộc chế độ mật phí đối với Ban Nội chính các tỉnh, thành ủy; Công văn 900/2014 của Ban Nội chính Trung ương về nghiệp vụ mua tin phục vụ công tác phòng chống tham nhũng.

Lý giải vì sao ban hành quy định vào thời điểm này, ông Trung thông tin Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM được thành lập cuối năm 2022, nên việc ban hành quy định thời điểm này là một bước để hoàn thiện các quy trình hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM mong muốn bên cạnh vai trò, trách nhiệm và sự hỗ trợ của người dân, các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành, chia sẻ cũng như có sự góp ý, hiến kế để giúp cho Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo hoàn thành tốt nhất công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.

Trả lời về việc bảo mật thông tin, sự an toàn của người cấp tin, theo Báo Pháp luật TP.HCM, Phó Trưởng ban Nội chính Thành uỷ TP.HCM, cho biết tại Điều 3, Quy định 1629 quy định nguyên tắc tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin là bảo đảm bí mật, an toàn cho người cung cấp thông tin.

Điều 5 tại Quy định cũng xác định người cung cấp thông tin có các quyền được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác khi cung cấp thông tin. Ngoài ra, để đảm bảo bí mật thông tin của người cung cấp thông tin, toàn bộ hồ sơ, thủ tục chi trả sẽ được thực hiện theo chế độ mật, chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền xem những hồ sơ này.

Về việc bảo vệ cho người cấp tin, khoản 3 Điều 7 cũng có quy định việc này. Ngoài ra, Thành ủy đã có Thông tri số 28/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật