Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bán đấu giá khoản nợ xấu công ty con Sao Thái Dương của “đại gia” Nguyễn Trí Thiện

(DS&PL) -

Khoản nợ gần 94 tỷ đồng của Công ty BWG Mai Châu do ông Nguyễn Trí Thiện làm Chủ tịch HĐQT đang bị rao bán đấu giá với giá khởi điểm 95 tỷ đồng.

Khoản nợ gần 94 tỷ đồng của Công ty BWG Mai Châu do ông Nguyễn Trí Thiện làm Chủ tịch HĐQT đang bị rao bán đấu giá với giá khởi điểm 95 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty đấu giá hợp danh Hưng Phát Hà Nội đã rao bán đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần BWG Mai Châu (BWG Mai Châu) tại một ngân hàng có chi nhánh huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Tính đến thời điểm 13/3/2020 giá trị khoản nợ là 93.630.219.631 đồng. Trong đó, dư nợ gốc 84.897.685.738 đồng, dư nợ lãi 8.732.533.893 đồng.

Theo thông tin từ phía ngân hàng, khoản nợ của BWG Mai Châu phát sinh là vay để xây dựng nhà máy và bổ sung vốn lưu động.

Ngân hàng cũng khuyến cáo, “bằng nguồn thông tin không chính thức và chưa thể xác thực, bên có khoản nợ và đơn vị tổ chức đấu giá đánh giá khả năng có các rủi ro pháp lý tiềm ẩn liên quan đến khoản nợ đấu giá như: Các tranh chấp giữa BWG Mai Châu và các bên liên quan đến tài sản bảo đảm với các tổ chức, cá nhân trong việc hứa mua, hứa bán tài sản liên quan đến khoản nợ (trái pháp luật). Các khoản nợ như nợ thuế, nợ khác của BWG Mai Châu, của chủ tài sản cùng các bên liên quan đến tài sản. Những rủi ro này, bên có khoản nợ và đơn vị tổ chức đấu giá không thể lường trước được”.

Ngân hàng rao bán khoản nợ của Công ty BWG Mai Châu 

BWG Mai Châu được thành lập vào tháng 9/2014 với vốn điều lệ 180 tỷ đồng. Tính đến tháng 12/2018, công ty này đã tăng vốn điều lệ 280 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tre ép tấm và viên công nghiệp tại Cụm Công nghiệp Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, Hòa bình có quy mô 100.000m3 tre ép tấm công nghiệp/năm và 144.000 tấn viên tre ép công nghiệp/năm, tổng số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khoảng 1/3 tổng số vốn đầu tư.

Theo dữ liệu của PV, từ năm 2016 – 2018, BWG Mai Châu liên tục thua lỗ từ 5 – 19 tỷ đồng. Đến năm 2019, doanh nghiệp do ông Nguyễn Trí Thiện bất ngờ báo lãi 13,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trải của BWG bất ngờ tăng từ 131 tỷ đồng lên 213 tỷ đồng.

BWG Mai Châu chính là công ty con của Công ty cổ phần đầu tư Sao Thái Dương (Mã CK: SJF) với tỷ lệ sở hữu 96,54% do ông Nguyễn Trí Thiện làm Chủ tịch HĐQT.

SJF được thành lập năm 2012 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, mục đích ban đầu là cung cấp các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có nguồn gốc thiên nhiên (thảo dược hay hữu cơ như Sakura, Ecoparadise) từ các thị trường phát triển đến với người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2014, SJF mở rộng kinh doanh và tăng vốn lên 250 tỷ đồng để đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững. Cụ thể, cuối năm 2014, SJF bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng nhà máy tre ép công nghiệp tại Hòa Bình và Điện Biên sản xuất các sản phẩm nội thất, hàng tiêu dùng hướng đến xuất khẩu.

Đầu năm 2015, SJF thử nghiệm áp dụng một số công nghệ vi sinh tiên tiến của các đối tác Nhật Bản, châu Âu vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, nhằm tìm ra công nghệ thích hợp và hiệu quả nhất cho nền sản xuất nông nghiệp sạch của Việt Nam. Cũng trong năm 2015, SJF tiếp tục tăng vốn lên 660 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư vào 2 nhà máy tre ép công nghiệp và chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch theo công nghệ sinh học LBF (Lactobacillus Fermentum).

Năm 2016, SJF chính thức trở thành công ty đại chúng với số vốn 660 tỷ đồng, tiến tới minh bạch hóa hoạt động và nâng cao thương hiệu. Đến tháng 7/2017, SJF chính thức niêm yết CP trên HOSE và chốt ngày chào sàn với mức giá 13.900 đồng/cp. Sau thời gian dài giao dịch ở mức giá dao động 13.000-14.000 đồng/cp, SJF bất ngờ có đợt sóng tăng khá mạnh trong năm 2018. Chỉ trong chuỗi tăng giá kéo dài gần 1 tháng, SJF đã vượt đỉnh 28.000 đồng/CP ở phiên giao dịch ngày 24/8/2018.

Thế nhưng, ngay khi leo lên đỉnh cao này, SJF rơi vào trạng thái bị bán ra và điều chỉnh mạnh. Trước khi SJF lao dốc, hàng loạt cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp đã nhanh tay bán ra lượng lớn CP đang nắm giữ. Đơn cử, ông Nguyễn Trí Thiện, Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc. Theo thống kê, ông Thiện đã bán 1,98 triệu CP trong khoảng thời gian từ ngày 5/7 đến 3/8/2018; trong khi ông Nam bán 1,65 triệu CP từ ngày 30/7 đến ngày 15/8/2018. Sau khi bán ra ở mức giá gần đỉnh, 2 ông lại đăng ký mua vào tổng cộng 6 triệu CP từ ngày 14/1 đến 12/2/2019. Thời điểm này, SJF giảm xuống chỉ còn khoảng 5.000 đồng/CP. Tính đến ngày 12/4/2021, SJF đang giao dịch ở mức 4.130 đồng/cp.

Trong khi BWG Mai Châu đang bị rao bán nợ xấu, mới đây SJF lại thông qua phương án góp vốn thành lập Công ty cổ phần BWG Bamboo Việt Nam tại địa chỉ Cụm công nghiệp Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.

Công ty này có vốn điều lệ 258 tỷ đồng; trong đó, Sao Thái Dương góp 99%, tương đương 255,42 tỷ đồng. BWG Bamboo Việt Nam đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

Ngành nghề kinh doanh và địa chỉ đăng ký của BWG Bamboo Việt Nam cũng trùng với BWG Mai Châu.

Giang Nam

Tin nổi bật