Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài học từ quy trình thẩm định giá trong công tác đấu thầu

(DS&PL) -

Nhiều mặt hàng được mua sắm tại gói thầu sử dụng vốn đầu tư công có dấu hiệu “đội giá” hàng tỷ đồng. Theo luật sư, sử dụng tiền ngân sách để mua sắm công cũng phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm, đúng giá trị chứ không thể bị đội giá gây thiệt hại cho Nhà nước.

Hiện nay, để tránh việc làm sai lệch các giá trị sản phẩm/danh mục đấu thầu, pháp luật có quy định cần một đơn vị đứng ra thẩm định giá trị gói thầu. Mục đích của quy trình này nhằm kiểm tra giá tiền, chủng loại các thiết bị, đầu danh mục trong dự toán có phù hợp với giá cả thị trường ở thời điểm thẩm định giá.

Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi pháp luật còn nhiều bất cập khi thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã phanh phui nhiều vụ án liên quan đến tình trạng nâng giá thiết bị để trục lợi ngân sách, gây bức xúc trong dư luận. 

Trước thực trạng trên, đã triển khai chuyên đề nghiên cứu tìm hiểu công tác đấu thầu tại các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công. Qua đó, nhằm đóng góp những thông tin hữu ích, giúp cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao hiệu quả trong công tác sử dụng vốn đầu tư công. 

Theo kết quả phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 04: Mua sắm trang thiết bị. Gói thầu này chỉ có duy nhất một nhà thầu tham dự và trúng thầu là công ty Minh Hoàng. 

Gói thầu có giá dự toán 5.312.440.000 đồng, tiền tiết kiệm sau đấu thầu là 9.323.000 đồng.

Do đây là gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng, hầu hết các thông tin được công khai minh bạch hoàn toàn theo quy định. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ và tìm hiểu đơn giá các hàng hóa trong gói thầu cũng như đối chiếu yêu cầu kỹ thuật, PV Tạp chí Đời sống & Pháp luật nhận thấy có hiện tượng giá thành một số mã hàng cao hơn nhiều so với giá thị trường...

Đơn cử một số sản phẩm như: Máy tính để bàn có đơn giá tại gói thầu là 8.232.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, khi PV dùng yêu cầu kỹ thuật của bộ máy tính được nêu tại chương V của E-HSMT để khảo sát giá trên thị trường thì nhận được báo giá dao động trong từ 5.443.000 - 6.123.300 đồng/bộ. 

Bàn, ghế để máy vi tính có đơn giá tại gói thầu là 1.980.000 đồng/bộ. Trên thị trường đang bán bộ bàn ghế đáp ứng đầy đủ yêu cầu với giá 9.910.000 đồng/bộ. 

Tủ đựng thiết bị dạy học có đơn giá tại gói thầu là 3.500.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, tại một trang web uy tín, chiếc tủ này đang được niêm yết với giá 1.640.000 đồng, chênh lệch 1.860.000 đồng/chiếc. Nếu tính trên số lượng mua sắm là 52 chiếc, chủ đầu tư đã phải chi cao hơn so với giá thị trường là 96.720.000 đồng sau quá trình đấu thầu.

Dẫu biết rằng, để sản phẩm được đưa vào gói thầu, nhà thầu còn phải chịu thêm một số chi phí khác như: Vận chuyển lắp đặt, kho bãi, nhân công cùng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thế nhưng, trước dấu hiệu đội giá lên tới hàng tỷ đồng thì thiết nghĩ, các cơ quan Trung ương, địa phương cần sớm vào cuộc thanh kiểm tra. Việc làm này không những minh bạch thông tin trước dư luận mà còn tránh thiệt hại về uy tín cho chủ đầu tư, cũng như doanh nghiệp trúng thầu.

Đưa ra nhận định pháp lý, luật sư Dương Văn Phúc - Công ty luật Hợp danh FDVN cho rằng, việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm trang thiết bị có trách nhiệm của chủ đầu tư, bên tư vấn thẩm định theo quy định của luật Đấu thầu. Chủ đầu tư tổ chức mời thầu, phê duyệt gói thầu có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho hoạt động đấu thầu được tuân thủ quy định pháp luật. 

“Theo luật Đấu thầu thì việc tổ chức đấu thầu phải đảm bảo công bằng, minh bạch, sử dụng tiền ngân sách để đầu tư mua sắm công cũng phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm, đúng giá trị chứ không thể bị đội giá gây thiệt hại cho Nhà nước được. Cần xem xét có sai sót hay cố tình nâng khống để hợp thức hóa về giá cả ở giai đoạn nào không?”, luật sư Phúc nêu quan điểm. 

Nếu hoạt động đấu thầu có dấu hiệu nâng khống, đội giá, gây thiệt hại cho Nhà nước thì tùy từng trường hợp khác nhau có các chế tài khác nhau. Ngoài xử lý hành chính, các hành vi thông thầu, cố ý làm trái, dấu hiệu trục lợi làm thất thoát, thiệt hại cho tài sản Nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác nhau theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như: Điều 222 tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 220 tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 219 tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Điều 360 tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 353 tội Tham ô tài sản; Điều 355 tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản… 

Trong Điều 222 có nội dung quy định, người nào gây thiệt hại cho Nhà nước từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể khởi tố hình sự về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm. 

Đánh giá về những bất cập còn tồn tại trong công tác đấu thầu, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông luật, đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh cho rằng: “Hành vi vi phạm trong đấu thầu diễn ra rất phức tạp, ở khắp các lĩnh vực với các thủ đoạn như thông thầu, gian lận trong đấu thầu, chuyển nhượng thầu trái phép, hiện tượng lợi ích nhóm, bao che cho hành vi tiêu cực, cản trở nhà thầu lạ, thông thầu… vẫn tồn tại gây thất thoát ngân sách Nhà nước”. 

Theo luật sư Bình, để bảo đảm môi trường đấu thầu thật sự minh bạch, cạnh tranh, công bằng và hiệu quả kinh tế, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tăng cường và thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý công tác đấu thầu tại cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu là chủ đầu tư, bên mời thầu đối với hiệu quả công tác đấu thầu và kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận.

Lê Vân

Tin nổi bật