Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài 3: Nhà thầu TQ và những dự án nhiệt điện "tiền nào... của ấy"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Từ trước đến nay, nhiều chuyên gia Việt Nam đã lên tiếng hoài nghi về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu Trung Quốc. Bởi thực tế cho thấy, các nhà thầu đến từ đất nước này luôn để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, đội vốn...

(ĐSPL) - Từ trước đến nay, nhiều chuyên gia Việt Nam đã lên tiếng hoài nghi về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu Trung Quốc. Bởi thực tế cho thấy, các nhà thầu đến từ đất nước này luôn để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, đội vốn...

"Căn bệnh kinh niên" của các nhà thầu trên dường như đã trở thành "nan y" và gây tốn kém rất nhiều tiền của cho chủ đầu tư của Việt Nam. Song vấn đề tối quan trọng đặt ra là,  không ít chuyên gia năng lượng đã lên tiếng cảnh báo chất lượng của các dự án nhiệt điện được thực hiện bởi các nhà thầu Trung Quốc. Thực tế cho thấy, đã có những nhà máy nhiệt điện vừa đi vào vận hành đã gặp trục trặc nghiêm trọng.

Vừa đi vào vận hành đã trục trặc

Tại một hội thảo diễn ra vào đầu tháng 6/2011, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đưa ra con số có đến 90\% các gói thầu xây lắp thực hiện theo phương thức EPC đã thuộc về các công ty Trung Quốc. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần một nửa trong tổng số 248.000 tỉ đồng giá trị các gói thầu xây lắp bằng vốn Nhà nước và vay của nước ngoài trong năm 2010, do công ty Trung Quốc thực hiện. Điều thực sự gây lo lắng ở đây không chỉ là sự mất cân đối ngày càng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn ở sự lệ thuộc ngày càng lớn vào các nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc.

Trên thực tế, những lo lắng nói trên cũng không phải là mới khi năm 2009, một lãnh đạo thuộc Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng 80\% dự án nhiệt điện than do Trung Quốc làm tổng thầu hoặc giữ vai trò chính trong liên danh. Đồng thời, Việt Nam cũng phải gánh chịu cái giá không nhỏ bởi chất lượng kém của các công trình xây lắp do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu gây ra. Bên cạnh đó, nhà thầu Trung Quốc hứa cung cấp đủ vốn cho dự án, nhưng thực chất là thiếu công nghệ, thiết bị không đồng bộ, chưa nói chất lượng thiết bị của Trung Quốc không bằng thiết bị của các nước phát triển, do đó dẫn đến việc triển khai các dự án vừa chậm trong xây dựng và cả chậm trong quá trình hoàn chỉnh để đưa dự án vào vận hành.

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, một chuyên gia đầu ngành năng lượng cho biết: "Tôi được biết, ở nhiều dự án nhiệt điện, Chính phủ Trung Quốc đã cho chúng ta vay tới 80\% kinh phí để thực hiện. Tuy nhiên, họ đặt ra điều kiện các dự án này phải cho nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu. Lúc này không còn gọi là đấu thầu nữa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có một vài dự án mà Chính phủ Nhật Bản cho vay vốn như Thái Bình 1, Nghi Sơn 1, Nghi Sơn 2... với điều kiện là nhà thầu Nhật Bản cũng phải là tổng thầu. Mặc dù giá bỏ thầu của Nhật Bản cao hơn một chút so với nhà thầu Trung Quốc nhưng các dự án mà doanh nghiệp Nhật thực hiện thì chất lượng rất tốt, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm được. Bởi máy móc, thiết bị của họ đạt chuẩn quốc tế và các nhà thầu Nhật Bản làm rất nghiêm túc và có trách nhiệm".

Theo nguồn tin riêng của báo Đời sống và Pháp luật, hiện nay có một số dự án nhiệt điện chúng ta đã và đang vay vốn từ Trung Quốc và cho làm tổng thầu. Trong số đó, về mặt chất lượng, có một số nhà máy nhiệt điện xây lắp xong vừa đi vào vận hành thì đã gặp trục trặc. Sau thời gian chạy thử, vận hành thử, người ta thấy sự trục trặc xuất hiện ở nồi hơi, hệ thống điều khiển và phải điều chỉnh rất nhiều lần. Rõ ràng không thể nói một cách cào bằng nhưng đa số những thiết bị của Trung Quốc đều không tốt như các nước khác thuộc G7. Không cần phải người có chuyên môn, nghiệp vụ, từ xưa đến nay, ai cũng biết điều đó (hàng Trung Quốc chất lượng kém hàng G7 - PV). Nó thể hiện ra từ cái quần, áo đến máy móc, xe máy... Một chiếc xe hơi của Trung Quốc giá chỉ bằng 1/10 so với ô tô Đức và chất lượng của nó cũng bằng 1/10 thậm chí 1/100 xe hơi được sản xuất từ nước Tây Âu kia.

Trái ngược về chất lượng kém từ các dự án nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu, chuyên gia đầu ngành năng lượng dẫn chứng về chất lượng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (600MW) mà chịu trách nhiệm thi công công trình là tổ hợp các nhà thầu nước ngoài như Sumitomo (Nhật Bản), Hyundai (Hàn Quốc), Stone & Webster (Mỹ), Mitsui Babcock (Anh) cùng một số công ty xây lắp của Việt Nam như Lilama, Licogi... Vị này cho biết, dự án này hoàn thành từ năm 2001 và đến nay vẫn vận hành tốt, không hề có bất cứ dấu hiệu về xuống cấp. Bởi tất cả những thiết bị, máy móc ở nhà máy nhiệt điện này đều được nhập từ các nước G7 và các công ty Việt Nam. Ví dụ như nồi hơi của Anh, thiết bị điện của Mỹ, tuốc bin, máy phát của Nhật. Theo chuyên gia này, các nhà thầu thực hiện dự án này rất nghiêm túc trong mọi công đoạn.

Nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng nhà máy nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thi công. (ảnh minh họa).

Cần dứt khoát với các nhà thầu Trung Quốc

Không ít chuyên gia ngành năng lượng lo ngại, mặc dù hiện nay cũng có một số nhà máy nhiệt điện do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đến thời điểm này vẫn chạy được, không có vấn đề gì nhưng ai biết được 5 năm, 10 năm sau chúng sẽ xảy ra sự cố gì. Thực tế cho thấy, với các nhà máy nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, một khi đã xảy ra sự cố ở phần máy móc, thiết bị nào thì không thể sửa chữa được. Chúng ta sẽ phải chi tiền ra mua đồ mới để thay thế hoàn toàn. Chính vì thế, các chủ đầu tư trong quá trình vay vốn mà để cho Trung Quốc làm tổng thầu EPC phải ra điều kiện rõ ràng. Các thiết bị chính như nồi hơi, tuốc bin, máy phát, hệ thống điều khiển trung tâm dứt khoát phải nhập từ G7, còn thiết bị phụ trợ có thể từ Trung Quốc hoặc cho các nhà thầu Việt Nam đảm nhiệm.

Cũng trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật về vấn đề này, nhiều chuyên gia ngành năng lượng cho rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà máy nhiệt điện dùng thiết bị của Trung Quốc bị hư hỏng, nhưng không được cung cấp phụ tùng kịp thời để thay thế, nhất là trong thời điểm căng thẳng về cung - cầu điện? Hơn nữa, chuyện hư hỏng đối với thiết bị Trung Quốc lại xảy ra khá thường xuyên. Đã có thời gian, Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính được xác định là do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than do tổng thầu Trung Quốc thực hiện bị hư hỏng và tiến độ xây dựng chậm. Ai cũng có thể thấy, chất lượng máy móc, thiết bị không tốt sẽ đi đôi với khi vận hành nhà máy không thể chạy đúng công suất tối đa, máy móc sẽ trục trặc, tuổi thọ không được lâu dài.

Điều đó có nghĩa rằng, mặc dù các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ thầu rẻ hơn so với các nhà thầu thuộc G7 nhưng chất lượng công trình của họ kém hơn, tuổi thọ nhà máy thấp hơn rất nhiều. Khi đó, cái giá rẻ mà nhà thầu Trung Quốc đưa ra ban đầu lại hóa quá đắt so với các nhà thầu Nhật Bản, châu âu. Đây là điều mà các chủ đầu tư Việt Nam lưu ý và tính đến.                 

Cần hạn chế vay vốn thực hiện dự án nhiệt điện từ Trung Quốc

Trước đây, một số chuyên gia trong nước đã từng lên tiếng về việc để có kinh phí thực hiện các nhà máy nhiệt điện, chúng ta  nên hạn chế tối đa việc vay tiền từ Trung Quốc mà nên vay của các nước Nga, Hàn Quốc, Singapore, các nước thuộc G7… Khi vay từ những nước này, các nhà đầu tư sẽ thực hiện đấu thầu đàng hoàng và lựa chọn được nhà thầu tốt. Và, trong số các gói thầu đó, sẽ có 1-2 dự án dành cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện. Làm như thế để phát huy được năng lực, tiềm lực của nhà thầu Việt Nam. Chỉ cần qua một vài dự án, vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nâng lên cả trong nước và trường quốc tế. Một đất nước công nghiệp mà các thiết bị công nghiệp để thực hiện nhà máy nhiệt điện chúng ta đứng ngoài cuộc thì không thể chấp nhận được.

"Chúng ta nên hạn chế nhà thầu Trung Quốc tham gia vào các nhà máy nhiệt điện và tốt nhất là nên chấm dứt hoàn toàn", một chuyên gia (đề nghị giấu tên -PV) kiến nghị.

Kỳ 4: Cú "lách" ngoạn mục và chiêu "gọt chân cho vừa giày" trong... đấu thầu?!

Tin nổi bật