Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài 20: EVN "phớt lờ" chiến lược phát triển ngành điện?

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Nhìn vào những công trình nhiệt điện liên tiếp gặp trục trặc mà EVN làm chủ đầu tư giao cho các nhà thầu TQ làm tổng thầu, nhiều chuyên gia đang tỏ ra hết sức lo lắng.

(ĐSPL)- Nhìn vào những công trình nhiệt điện liên tiếp gặp trục trặc mà EVN làm chủ đầu tư giao cho các nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu, nhiều chuyên gia đang tỏ ra hết sức lo lắng.
Trong chiến lược phát triển ngành điện giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch điện VII do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều nhấn mạnh đến mục tiêu phải nâng cấp, cải tiến công nghệ, xây dựng phát triển ngành cơ khí điện và nội địa hóa trong các nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, khi nhìn vào những công trình nhiệt điện liên tiếp gặp trục trặc mà EVN làm chủ đầu tư giao cho các nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu, nhiều chuyên gia đang tỏ ra hết sức lo lắng. Bởi thực tế cho thấy, không ít các nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ yếu kém và tỉ lệ nội địa hóa bằng 0\%.
Nhiều nhà máy nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thi công có thiết bị kém chất lượng và tỉ lệ nội địa hóa bằng 0\% (ảnh minh họa).
Bỏ qua chủ trương nâng cao công nghệ và nội địa hóa?
Được biết, mục tiêu quan trọng của Quy hoạch điện VII (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia  giai đoạn 2011 đến 2020 có xét đến năm 2030) là cung cấp đủ nhu cầu điện để phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 vào khoảng 194 - 210 tỉ kWh; năm 2020 khoảng 330 - 362 tỉ kWh; năm 2030 khoảng 695 - 834 tỉ kWh. Đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000MW.
Trong đó: Thủy điện chiếm 23,1\%; thủy điện tích năng 2,4\%; nhiệt điện than 48\%; nhiệt điện khí đốt 16,5\%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6\%; điện hạt nhân 1,3\% và nhập khẩu điện 3,1\%. Năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 146.800MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8\%. Thủy điện tích năng chiếm 3,9\%, nhiệt điện than 51,6\%, nhiệt điện khí đốt 11,8\%, điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4\%, điện hạt nhân và nhập khẩu 4,8\%. Dẫn số liệu này để thấy được rằng, nhiệt điện than sẽ luôn chiếm tỉ lệ cao trong chiến lược phát triển ngành điện ở nước ta.
 

Mục tiêu của chiến lược phát triển ngành điện

Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 có nội dung cần tăng cường năng lực cho các đơn vị xây lắp điện để có khả năng đảm nhận các công trình đầu tư từ khâu thiết kế kỹ thuật, thi công, cho đến khâu xây dựng, lắp đặt thiết bị các nhà máy điện, các công trình lưới điện lớn trong nước và có khả năng tham gia đấu thầu các công trình ở nước ngoài. Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng các công ty tư vấn đa ngành theo chuyên môn hoá từng lĩnh vực chuyên sâu, từng bước nâng cao trình độ để có thể tự đảm đương thiết kế được các công trình điện lớn như nhà máy điện, lưới điện siêu cao áp.

Theo các chuyên gia ngành điện, thay đổi lớn nhất trong Quy hoạch điện VII là không còn chạy theo nhu cầu tiêu thụ điện bằng mọi giá, mà nhấn mạnh đến mục tiêu phải nâng cấp, cải tiến công nghệ để sử dụng điện có hiệu quả, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Nghĩa là trong các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, phải sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, nhìn vào những công trình đang gặp trục trặc trong quá trình vận hành và liên tiếp chậm tiến độ của chủ đầu tư EVN, do nhà thầu Trung Quốc thi công, nhiều người tỏ ra nghi vấn. Phải chăng, chiến lược phát triển ngành điện đang bị EVN "phớt lờ"?
Bên cạnh đó, trong quy hoạch phát triển ngành điện, cùng với giải pháp cơ cấu lại ngành điện để nâng cao hiệu quả, Chính phủ cũng đặt ra các giải pháp liên quan như: Giải pháp về đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực; bảo vệ môi trường; phát triển khoa học - công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Giải pháp xây dựng và phát triển ngành cơ khí điện và nội địa hóa với mục tiêu tự chế tạo 60 - 70\% thiết bị nhà máy nhiệt điện than, 40 - 50\% thiết bị điện hạt nhân vào năm 2030. Đây là những mục tiêu khả quan, giải tỏa được những bất cập trong những năm vừa qua. Mặc dù chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh ngành cơ khí điện và tỉ lệ nội địa hóa cao trong các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, nhìn vào những nhà máy mà EVN làm chủ đầu tư, người ta lại không thấy điều đó.
Trước đây, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 cũng có nhắc đến định hướng phát triển cơ khí điện. Theo đó, phải phát triển mạnh cơ khí điện góp phần phát triển công nghiệp trong nước, giảm nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2005 đáp ứng về cơ bản nhu cầu thiết bị có điện áp 110kV trở xuống; đến năm 2010 có thể đáp ứng một phần nhu cầu máy biến áp 220kV và các thiết bị 220kV khác. Nghiên cứu sản xuất các thiết bị trọn bộ cho các trạm thuỷ điện nhỏ, năng lượng mặt trời và các thiết bị thay thế phục vụ sửa chữa các nhà máy điện. Về lâu dài, cần nghiên cứu, chế tạo thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc điểm riêng của quốc gia và khu vực, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.
Mặc dù đã có những chính sách phát triển ngành cơ khí, nhưng hiện nay, nhiều tổng công ty, nhà máy cơ khí nội đang bị "ra rìa", thua đau trên sân nhà vì các dự án nhiệt điện liên tiếp rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Dẫn lời ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam khi thấy việc các nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu ở các nhà máy nhiệt điện: "Nếu cứ để tình trạng nhà thầu Trung Quốc trúng thầu EPC như hiện nay thì không thể phát triển ngành cơ khí nữa vì chúng tôi ra rìa cả, họ làm hết!".
Cùng quan điểm, ông Vũ Việt Kha, Tổng Giám đốc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp than thở rằng, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã làm được nhiều thiết bị trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và có thể thay thế hàng nhập khẩu nhưng nhà thầu Trung Quốc không mua. "Không hiểu lý do gì mà họ cứ được làm và hầu như các công trình lớn Trung Quốc đều thắng thầu?", ông Kha đặt vấn đề.
Nói về vấn đề này, ông Trần Anh Thái, Phó Tổng giám đốc công ty ATS nêu thực tế công ty ông là nhà cung ứng các thiết bị hàng đầu châu á. Tuy nhiên, khi muốn cung cấp thiết bị cho nhiều công trình điện trong nước, nhà thầu EPC Trung Quốc đưa ra mức giá để phía Việt Nam không thể thực hiện được. Và điều "khó hiểu" ở một số dự án khi ngay các thiết bị của Trung Quốc cũng không đáp ứng yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, nhưng đã được các lãnh đạo chủ đầu tư cho rằng "đó là sai lệch nhỏ" và họ được trúng thầu. TS. Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng viện Nghiên cứu cơ khí từng lên tiếng cảnh báo, cứ để doanh nghiệp nước ngoài vào, Việt Nam sẽ thiệt về lâu dài, rất có thể sẽ mất thị trường, đồng nghĩa là mất công ăn việc làm, là tụt hậu ở lĩnh vực cơ khí.  Trong khi đó, nếu chỉ cần nội địa hóa được 30-40\%, Việt Nam sẽ có thêm lượng công ăn việc làm rất lớn, góp phần hạn chế nhập siêu.
Công suất thấp, liên tiếp gặp sự cố
Theo các chuyên gia ngành điện, vì dự án có suất đầu tư thấp, thiết bị có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc nên sự cố thiết bị và chi phí sửa chữa đều tăng cao. Đây chính là một trong những yếu tố gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.
Dẫn thông tin từ công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (EVN TPC Quảng Ninh), bắt đầu từ tháng 7/2012 tổ máy 1 và 2, với 300MW mỗi tổ máy, thuộc nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 1 mới vận hành tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh (TTPĐCT). Tuy nhiên, trong quá trình vận hành theo TTPĐCT đã có nhiều thời điểm rơi vào mùa khô, lẽ ra nhiệt điện có lợi thế, nhưng từ cuối năm 2013 và đầu năm 2014, do hệ thống dư thừa điện dẫn tới các tổ máy của nhà máy chỉ duy trì phát điện ở mức thấp (240MW). Điều này làm cho giá bán điện trên thị trường kéo xuống thấp, làm giảm doanh thu của nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh.
Mặt khác, giá bán điện của EVN TPC Quảng Ninh lại thấp hơn so với các nhà máy nhiệt điện khác có cùng quy mô, cùng gam công suất nhưng do đặc thù dự án có suất đầu tư thấp nên sự cố thiết bị và chi phí sửa chữa đều tăng cao. Đơn cử, với chi phí O&M (chi phí vận hành bảo dưỡng) (3,5\%) và hệ số trượt giá nhân công, thiết bị (2,5\%) như quy định tại Thông tư 41/2010 của Bộ Công Thương sẽ không đủ bù đắp chi phí vận hành và bảo dưỡng của nhà máy, vì thế nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, nhà máy kiến nghị Bộ Công Thương xem xét giúp công ty tăng tỉ lệ các khoản chi phí này trong phương án tính giá điện.                             

"Điện là ngành độc quyền nên mỗi lần giá điện tăng đều gây bức xúc. EVN luôn nói tăng giá là để bù lỗ, thu hút đầu tư vào ngành điện, nhưng thử hỏi chi phí vận hành điện đã tốt chưa, sử dụng nguyên liệu đã hợp lý chưa, với những khoản chi và đầu tư bất hợp lý rồi lỗ mà bắt người tiêu dùng gánh thì quá phi lý".

(TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Thị trường giá cả, Bộ Tài chính)

Còn nữa...

Tin nổi bật