Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bác sĩ lấy rượu xịn cứu bệnh nhân ngộ độc rượu giả!

(DS&PL) -

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Bệnh viện Bạch Mai hiện nay chưa có ethanol truyền tĩnh mạch để cứu bệnh nhân ngộ độc rượu giả, bác sĩ phải sử dụng rượu thật.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Bệnh viện Bạch Mai hiện nay chưa có ethanol truyền tĩnh mạch để cứu bệnh nhân ngộ độc rượu giả, bác sĩ phải sử dụng rượu thật.

Theo bác sĩ Lê Văn Lâm – Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị việc lấy bia để cứu người bệnh ngộ độc rượu là cách chọn duy nhất vì hiện nay chưa có cồn ethanol truyền tĩnh mạch như phác đồ cấp cứu bệnh nhân ngộc độc rượu methanol mà Bộ Y tế ban hành.

Bác sĩ Lâm cho biết đã nhiều năm nay có ý kiến nhưng đến nay ethanol trong y tế đều không có trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc rượu bác sĩ đành lấy bia cứu người bệnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngay cả ở Bệnh viện Bạch Mai cũng chưa có ethanol truyền tĩnh mạch để cấp cứu cho bệnh nhân ngộ độc rượu methanol mà bác sĩ phải lấy rượu xịn để cứu bệnh nhân uống rượu giả.

Bệnh nhân ngộ độc rượu cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.

Theo phác đồ có các loại thuốc thải độc đầu tiên phải kể đến đó là Fomepizole. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyên đây là loại thuốc cực đắt vài nghìn USD/liều. Đối với người dân Việt Nam thì nó còn rất đắt khi viên thuốc cả trăm triệu. Còn ethanol y tế thì Việt Nam chưa dự trù ngay cả các bệnh viện lớn cũng chưa có.

Bởi vì methanol là chất cồn thường dùng trong công nghiệp, bị nghiêm cấm sử dụng trong pha chế, sản xuất rượu, thực phẩm. Methanol khi vào cơ thể chuyển hóa thành chất gây độc lên hệ thần kinh, gây tổn thương não, tổn thương võng mạc dẫn đến mù lòa, nặng hơn là suy đa phủ tạng và tử vong

Theo phác đồ điều trị cấp cứu ngộ độc metanol có thể lấy ethanol để gây tranh chấp với methanol làm chậm quá trình hấp thư của methanol và các cơ quan phủ tạng sau đó tiến hành lọc máu. Biện pháp này chỉ là hỗ trợ quan trọng nhất vẫn phải lọc máu.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có ehtanol truyền tĩnh mạch nên các bác sĩ của Trung tâm chống độc lấy rượu. Rượu này bác sĩ Nguyên cho biết do trung tâm đặt riêng của công ty rượu loại ethanol 20 % độ cồn để truyền cho bệnh nhân bằng đường xông vào dạ dày. Tuy nhiên, hình thức này cũng chỉ thực hiện ở cơ sở y tế chứ không phải ai ngộ độc rượu cũng có thể lấy ethanol cho bệnh nhân uống. Chính vì thế, bác sĩ Nguyên khuyến cáo tuyệt đối không tự lấy rượu cho bệnh nhân uống.

Liên quan đến vấn đề pháp lý trong quản lý sử dụng rượu bia, bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: Trong hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế nêu rõ, được phép sử dụng ethanol nồng độ pha loãng 20% có truyền giọt vào dạ dày và phải có chỉ định rất chặt chẽ.

Theo bà Trang, nhân sự việc này, trong thời gian vừa qua có ý kiến cho là cứ uống rượu khoảng 1 thời gian nhất định có thể nghỉ hoặc uống bia cầm chừng rồi uống tiếp.

Mặc dù về nguyên lý sử dụng rượu bia có chứa cồn, gan có thải độc trong vòng 1h khoảng 1 đơn vị cồn tức là tương đương 10 gam cồn nguyên chất trong một dung dịch uống, nhưng cần lưu ý thói quen sử dụng rượu bia của người dân thì không ai chờ hết 1h mới uống thêm 1 đơn vị cồn. (1 đơn vị cồn chỉ khoảng 15ml rượu vang, gần 2/3 lon bia 330ml). Tuy nhiên, khi uống rượu hầu hết người ta uống cấp tập, thậm chí trong 1h có thể uống hàng chục lon bia và lượng cồn cao, gan không chuyển hóa chất nên ethanol sẽ chuyển hóa thành chất độc.

Dù bia hay rượu quy ra nồng độ cồn đều chứa cồn ethanol và đều gây hại như nhau nên không có chuyện uống rượu xong rồi uống bia thì không có hại cho cơ thể được.

Theo Infonet

Tin nổi bật