Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ bí kíp "hô biến" phân lợn thành "vàng đen"

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Nhờ bí kíp "hô biến" phân lợn thành "vàng đen", anh nông dân ở Nghệ An kiếm tiền tỷ mỗi năm.

"Hô biến" phân lợn thành "vàng đen"

Theo đó, anh nông dân "hô biến" phân lợn thành "vàng đen" là anh Dương Văn Tú (xã Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An). Anh Tú là người quê gốc ở Bắc Giang, năm 2019 anh Tú vào xã Thanh Lâm lập nghiệp.

Nhận thấy tiềm năng từ việc xử lý lượng lớn chất thải chăn nuôi chưa được tận dụng hiệu quả ở địa phương, anh Tú đã đề xuất mô hình nuôi giun quế xử lý phân lợn và hợp tác với một trang trại lợn quy mô lớn (trên 5.000 con) tại xã Thanh Lâm.

Trang trại này mỗi năm thải ra khoảng 600 tấn phân, xử lý bằng bể lọc, hầm biogas và hồ điều hòa nhưng chưa triệt để, vẫn gây ô nhiễm môi trường và tốn kém chi phí. Theo thỏa thuận hợp tác, trang trại cung cấp phân, đất, chuồng trại, còn anh Tú đầu tư công sức, kỹ thuật nuôi giun và hai bên chia đều lợi nhuận.

Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ bí kíp "hô biến" phân lợn thành "vàng đen". Ảnh: Báo Nghệ An

Mô hình này giúp xử lý hiệu quả chất thải, giảm ô nhiễm, tạo ra phân giun hữu cơ chất lượng cao và mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Hệ thống xử lý phân bằng giun quế chính thức đi vào hoạt động từ năm 2020.

Trên diện tích 2.000m2, trang trại đã đầu tư xây dựng bể lắng, dãy chuồng nuôi giun… Toàn bộ chất thải của lợn hàng ngày được hoà nước, làm thức ăn cho giun.

Báo Nghệ An dẫn lời anh Tú cho biết: “Quy trình chăm sóc giun quế không khó, nhưng để đảm bảo cho giun phát triển đều, việc quan trọng đầu tiên là thiết kế chuồng trại theo tiêu chuẩn: Cách âm, đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ, đủ kín để các loại côn trùng không thể xâm nhập.

Sau khi thu gom, lắng lọc sẽ được chuyển trực tiếp tới bể ngâm ủ, xử lý axit, vi khuẩn gây hại, chất thải của lợn được bơm trực tiếp cho giun ăn. Sau 30-45 ngày thì cho thu hoạch 1 lứa. Trung bình mỗi năm, trang trại cho sản lượng giun khoảng 10 tấn và sản lượng phân khoảng 300 tấn”.

Quy trình sản xuất giun quế đơn giản, dễ làm, dễ nhân rộng. Ảnh: Báo Nghệ An

Sản phẩm giun và phân giun được trang trại sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn, gà, cá và chế biến thành dịch giun quế (dùng trộn thức ăn cho chăn nuôi, dùng làm phân bón lá phun cho cây trồng). Đồng thời, bán cho các trang trại nuôi lươn và cây ăn quả trên địa bàn.

"Với giá 50.000 đồng/kg giun, 3.500 đồng/kg phân, mỗi năm, nguồn thu từ giun quế của trang trại lên đến 1 tỷ đồng", tờ Thương Hiệu và Sản phẩm dẫn lời anh Tú nói.

Kỹ thuật nuôi giun quế

Chọn giống

Theo các chuyên gia, người nông dân có thể mua một trong hai loại giống sau:

Giun sinh khối: Có lẫn cả bố, mẹ, giun con, trứng kén và môi trường mà giun đang sống. Trong đó trùn giống chiếm khoảng 3 - 5%.

Trùn tinh: Tỉ lệ trùn trên 80%. Bà con không nên chọn trùn thương phẩm 100% để làm giống.

Tuy nhiên trùn tinh thường bị tổn thương trong quá trình bắt, thả, khả năng thích nghi kém, giá thành lại đắt, vận chuyển khó, không an toàn. Vì vậy tốt nhất bà con nên dùng trùn sinh khối.

Thả giống

Thời điểm thả giống thích hợp: bà con nên thả vào buổi sáng sớm mát mẻ. Không thả vào buổi trưa nắng nóng.

Mật độ thả với trùn tinh: bà con nên duy trì mật độ 1 - 2kg/ m2 (ước tính khoảng 8.000 - 10.000 cá thể).

Mật độ thả với trùn sinh khối: 15 - 20kg/m2.

Nuôi giun quế (trùn quế) là hình thức chuyển đổi từ phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Báo Nghệ An

Cách thả: Với trùn tinh, bà con dùng tay để thả nhẹ nhàng chúng xuống từng luống nuôi. Với trùn sinh khối thì thả bằng cách trải sinh khối vào luống theo đường thẳng giữa ô luống hoặc để sinh khối thành từng đám giữa mặt luống.

Sau khi thả giống, phải dùng bao tải cũ hoặc chiếu rách, lá chuối lá cọ để đậy kín giúp giun nhanh chóng thích nghi với môi trường.

Cách chăm sóc

Để duy trì độ ẩm 70%, vào mùa hè bà con phải tưới nước từ 2 - 3 lần/ ngày. Còn vào mùa đông thì duy trì từ 1 - 2 lần/ ngày.

Phải thường xuyên kiểm tra mô hình nuôi trùn quế của mình, đặc biệt là thời điểm vừa thả. Nếu không bị tổn thương thì ngay sau khi thả chúng sẽ chui hết xuống chất nền. Nếu có những con bị tổn thương thì chúng sẽ ngọ nguậy tại chỗ. Trường hợp quá nhiều trùn không chui được xuống hết thì có thể đo độ pH không phù hợp, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp.

Phải kiểm tra nhiệt độ của sinh khối 2 ngày/ lần. Thời gian kiểm tra từ 8h sáng - 15h chiều. Duy trì nhiệt độ từ 25 - 30 độ C. Nếu cao quá thì phải xới đảo để tạo độ thông thoáng Thấp quá thì cần dùng bạt che.

Thức ăn cho giun quế

Nguồn thức ăn và cách xử lý thức ăn cho trùn quế

Phân trâu, bò tươi: Đổ nước và phân thẻo tỉ lệ 1 : 1 sau đó dùng cây để khuấy đều và tan hết. Có thể dùng thêm chế phẩm sinh học EM 1% để phân giải chất độc trong phân. Sau khoảng 6h trộn lại 1 lần cho đến 3 - 5 ngày có thể cho giun ăn.

Các loại phân gia súc khác như dê, thỏ, lợn: Nên phối trộn thêm phụ phẩm nông nghiệp đã băm nhỏ từ 5 - 10cm để tăng độ tơi xốp

Phân gà vịt: Nguồn thức ăn này cũng phải được ủ cũng với một số loại phụ phẩm nông nghiệp sau đó mới cho ăn.

Nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp: Cây thanh long, rơm rạ, thân cây ngô, cây đậu, lạc, thân cây lục bình, bã mía, bã khoai mì. Các loại phụ phẩm phải được băm nhỏ đem ủ với phân chuồng.

Trùn giun quế rất kỵ với các loại rau củ quả có tinh dầu sả, rau thơm, gừng hoặc bạch đàn…

Tin nổi bật