Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn tràng lợn có tốt cho sức khỏe?

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Tràng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi độ dai giòn sần sật hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu ăn tràng lợn có tốt cho sức khỏe hay không?

Ăn tràng lợn có tốt cho sức khỏe?

Lòng lợn, đặc biệt là tràng hay còn gọi dồi trường, là món ăn được nhiều người yêu thích. Phần tràng này dày hơn lòng non, có độ giòn ngon đặc trưng và chỉ có ở lợn cái, thường có giá thành cao.

Về mặt dinh dưỡng, tràng lợn tương tự các phần nội tạng khác, chứa nhiều protein, khoáng chất như sắt, kẽm, nhưng cũng đi kèm lượng cholesterol đáng kể.

Lượng cholesterol, đặc biệt là cholesterol xấu, trong lòng lợn nói chung và tràng nói riêng rất cao, có thể gây tăng mỡ máu đột ngột. Do đó, người có mỡ máu cao, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, tiểu đường nên hạn chế tối đa hoặc chỉ ăn một vài miếng.

Tràng lợn cũng là món ăn khó tiêu hóa do hàm lượng dinh dưỡng cao, không phù hợp với người bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, hay người có hệ tiêu hóa yếu, dễ đau bụng, đi ngoài.

Tràng lợn cũng là món ăn khó tiêu hóa do hàm lượng dinh dưỡng cao.

Những đối tượng cần đặc biệt hạn chế, chỉ nên ăn 1-2 miếng bao gồm người thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai và người trên 55 tuổi. Ngay cả người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn các món từ tràng lợn 1-2 lần mỗi tháng.

Ngoài ra, lòng lợn có nguy cơ nhiễm các chất gây ô nhiễm từ thức ăn hoặc môi trường, đặc biệt nếu nguồn gốc không đảm bảo hoặc quy trình chế biến không đúng cách.

Riêng tràng lợn rất dễ tái nhiễm khuẩn, ôi thiu và có mùi khó chịu dù đã được làm sạch. Vì vậy, cần chế biến và ăn ngay sau khi mua. Điều quan trọng là lựa chọn nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo nội tạng từ lợn khỏe mạnh và sơ chế thật kỹ. Khi chế biến, cần nấu chín hoàn toàn ở nhiệt độ cao và đủ thời gian để tiêu diệt hết vi khuẩn, giun sán có thể tồn tại.

Những bộ phận của lợn nên hạn chế ăn

Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn ưa thích của nhiều người, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Bởi đây là bộ phận chứa rất nhiều chất béo xấu - cholesterol không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ.

Đối với người bị bệnh gout, bệnh suy thận tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, vì thành phần đạm trong lòng heo sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, lòng lợn nếu không rõ nguồn gốc, không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, liên cầu khuẩn Streptococcus suis gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Phổi lợn

Phổi lợn tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, độc tố và không dễ làm sạch do cấu trúc tổ ong phức tạp của phế nang.

Lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên hít vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn và vi khuẩn hằng ngày vào phế nang phổi, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng các chất độc hại.

Vì vậy, phổi lợn tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, độc tố và không dễ làm sạch do cấu trúc tổ ong phức tạp của phế nang. Nếu ăn thường xuyên và không được chế biến kỹ sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng, độc tố tích tụ trong cơ thể vượt mức cho phép, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Thịt cổ lợn

Thịt cổ lợn vừa mềm, lại rẻ nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên với những ai chịu khó quan sát sẽ nhận thấy bộ phận này của lợn có chứa rất nhiều hạch bạch huyết, tức là nơi các chất độc tồn đọng sâu nhất. Nếu quá trình sơ chế diễn ra không sạch, dù có chế biến ở nhiệt độ cao thì cũng khó loại bỏ được những chất độc này. Vì vậy khi ra chợ chúng ta nên tránh mua thịt cổ lợn, đặc biệt là phần thịt có xuất hiện các phần hạch bạch huyết giống bong bóng nhỏ.

Da lợn

Da lợn được chế biến thành những món ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích, tuy nhiên nó chứa các protein khó tiêu (keratin, elastin,...) và nhiều cholesterol xấu gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp và béo phì.

Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, nang lông ở da lợn sẽ mang nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh cho cơ thể người. Ăn quá nhiều da lợn cũng sẽ gây tăng cân, tạo gánh nặng cho dạ dày và gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy…

Mỡ lợn

Mỡ lợn là thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ béo phì, người có bệnh tim mạch hay mỡ máu cao và người lớn tuổi. Mỡ lợn là các axit béo bão hòa nên rất khó để tiêu hóa và khiến cholesterol trong máu tăng cao. Trong mỗi 1 gram chất béo cung cấp tới 9 kcal, trong khi 1 gram chất đạm hay đường chỉ cung cấp 4 kcal nên đối với người ăn kiêng hoặc thừa cân, béo phì thì mỡ lợn chính là kẻ thù của bạn.

Thận lợn (cật)

Thận lợn có nhiều cholesterol nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành.

Thận lợn có nhiều cholesterol. Nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành. Những người thích ăn cật lợn nên chú ý hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, vì vậy người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất có thể. Tốt nhất bệnh nhân nhồi máu cơ tim không nên ăn thận lợn.

Gan lợn

Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

Tin nổi bật