Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ từ chối cấp bằng sáng chế cho đồ chơi tình dục vì lo ngại "suy đồi đạo đức"

(DS&PL) -

Cục sáng chế và sở hữu trí tuệ Ấn Độ đã đưa ra lý do cho việc từ chối công nhận máy rung phục vụ nhu cầu tình dục.

Cục sáng chế và sở hữu trí tuệ Ấn Độ đã đưa ra lý do cho việc từ chối công nhận máy rung phục vụ nhu cầu tình dục vì lo ngại "suy đồi đạo đức".

Văn phòng bằng sáng chế của Ấn Độ đã từ chối cấp bằng chứng nhận cho một máy rung mới vì cho rằng đồ chơi tình dục là "một sự suy đồi đạo đức". Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được bày bán công khai trên các website thương mại điện tử.

Cận cảnh loại máy rung vừa bị Cục cấp bằng sáng chế Ấn Độ từ chối - Ảnh: Indepence

Công ty Standard Innovation Corporation có trụ sở tại Canada đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho sản phẩm “máy rung cảm xúc” vào đầu năm nay với hy vọng ngăn chặn các sản phẩm nhái. Theo BBC, bằng sáng chế của mặt hàng này đã bị bác bỏ bởi các quan chức trong tháng 4 vừa qua vì lo ngại rằng việc sử dụng nó sẽ dẫn đến “sự suy đồi về đạo đức cá nhân”.

Trong một tuyên bố, văn phòng bằng sáng chế nói rằng đồ chơi tình dục bị coi như phim khiêu dâm và văn hóa phẩm đồi trụy. "Đây là những dụng cụ không có tác dụng hoặc hiệu quả. Hầu hết chúng bị coi là làm giảm giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục. Luật pháp có cái nhìn khá tiêu cực về đồ chơi tình dục và chưa bao giờ chấp nhận khái niệm về khoái cảm tình dục", văn phòng cho biết trong một tuyên bố.

Trong quyết định của họ, văn phòng cũng đề cập đến Đoạn 292 của Bộ luật Hình sự Ấn Độ, một bộ luật từ thời thuộc địa có từ 155 năm trước cho rằng tội phạm tình dục đồng tính và giao hợp không tự nhiên là phạm pháp.

Mặc dù đồ chơi tình dục bị cấm ở Ấn Độ, chúng vẫn được công khai bán trực tuyến và trên thị trường chợ đen. Một bán kháng cáo phản đối các điều khoản này đang được Tòa án tối cao Ấn Độ xem xét viện dẫn thực trạng các vụ hiếp dâm tràn lan và ngày càng khó kiếm soát tại quốc gia này, theo Indepence.

Shamnad Basheer, một giáo sư tại Trường Luật Quốc gia Ấn Độ, lên án quyết định, nói với đài BBC: "Các quan chức chuyên về khoa học kỹ thuật không được phép quyết định liệu một sáng chế là đạo đức hay phi đạo đức".

Thu Phương (Theo Independence)

Tin nổi bật