Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ phê chuẩn chiến lược hiện đại hóa vũ khí, mua hàng loạt siêu tiêm kích của Nga

(DS&PL) -

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt đề xuất mua 33 máy bay chiến đấu mới bao gồm 12 chiếc Su-30MKI và 21 chiếc MiG-29.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt đề xuất mua 33 máy bay chiến đấu mới bao gồm 12 chiếc Su-30MKI và 21 chiếc MiG-29, đồng thời nâng cấp 59 chiếc MiG-29 với chi phí 18.148 rupee.

Tiêm kích MiG-29. Ảnh: AP

"Xét tới nhu cầu tăng cường phi đội máy bay chiến đấu, Hội đồng mua sắm quốc phòng đã phê chuẩn đề xuất mua 21 chiếc MiG-29, hiện đại hóa 59 chiếc MiG-29 hiện có và mua thêm 12 chiếc Su-30MKI của Nga.

Trong khi trị giá hợp đồng mua MiG-29  từ Nga là khoảng 984 triệu USD, Su-30MKI sẽ được mua từ Hindustan Aeronautics Limited với chi phí ước tính 1,42 tỷ USD", thông cáo của phía Ấn Độ cho biết hôm 2/7.

Bên cạnh đó, Hội đồng mua sắm quốc phòng đã phê chuẩn việc chiến lược hiện đại hóa vũ khí của quân đội Ấn Độ với tổng số tiền khoảng 389 tỷ rupee (tương đương khoảng 5,1 tỷ USD).

Một số lượng lớn các dự án này trở nên khả thi nhờ sự chuyển giao công nghệ của Tổ chức nghiên cứu quốc phòng và các phát triển của ngành công nghiệp địa phương.

Trong số đó có đạn Pinaka, vũ khí BMP và các thiết vị thu sóng có kèm theo phần mềm cho quân đội Ấn Độ, hệ thống tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa Astra cho Hải quân và Không quân Ấn Độ.

Việc Ấn Độ mua vũ khí Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh dâng cao sau vụ ẩu đả hôm 15/6 giữa quân đội hai bên ở thung lũng Galwan khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Báo chí Ấn Độ trước đó dự đoán việc mua sắm chiến cơ của Nga là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh, người tới thăm Moscow vào tuần trước.

Mặc dù trước đó, Mỹ đã tuyên bố lệnh áp trừng phạt nhưng điều này không khiến Ấn Độ từ bỏ việc mua sắm vũ khí Nga của mình.

Theo nhận định của giới chuyên gia, lý do khiến New Delhi tự tin rằng Mỹ sẽ không dám trừng phạt nước này là bởi Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy.

Những thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ.

Trong đó, tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.

Bên cạnh đó, Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ bởi lý do dầu mỏ. Hiện tại, Ấn Độ vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%.

Mộc Miên (Theo hindustantimes.com)

Tin nổi bật