Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

6 sai lầm trong quá khứ mà ông Trump cần tránh khi đàm phán với Triều Tiên

(DS&PL) -

Tổng thống Mỹ Donald Trump cần tránh được những “vết xe đổ” của chính quyền tiền nhiệm khi đàm phán về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, The Hill đánh giá.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cần tránh được những “vết xe đổ” của chính quyền tiền nhiệm khi đàm phán về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, The Hill đánh giá.

Hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ sẽ gặp nhau vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ảnh: Getty

Sau nhiều biến động, Washington và Bình Nhưỡng đã quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Nhà Trắng đã cảnh báo về 2 lần sai lầm trước đó. Thứ nhất, Mỹ sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng có những bước cụ thể hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Thứ hai, Washington cũng sẽ không chấp nhận một quá trình đàm phán kéo dài mà chính phủ ông Kim Jong-un có thể sẽ chỉ nhượng bộ chút ít nhằm “câu giờ”.

Những nguyên tắc này được cho là phương pháp giúp ông Trump có thể tránh những sai lầm ngoại giao trong quá khứ như Khung thống nhất năm 1994 và các cuộc đàm phán 6 bên, kéo dài trong nhiều năm nhưng không thể chấm dứt được các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Theo ông Frank Aum, chuyên gia cấp cao về Triều Tiên tại Viện Hòa bình Mỹ và từng là cố vấn cấp cao về Triều Tiên tại Bộ Quốc phòng trong giai đoạn 2012-2017, chính quyền Tổng thống Trump cần tránh 6 sai lầm dưới đây nếu muốn đạt được viễn cảnh đàm phán thành công với Triều Tiên.

Không thống nhất nội bộ

Sự phối hợp chính sách kém hiệu quả trong chính quyền thường làm suy yếu tiến bộ ngoại giao. Vào tháng 9/2005, Bộ Tài chính Mỹ đã xử phạt một ngân hàng Macau, dẫn đến việc đóng băng 25 triệu USD Triều Tiên gửi tại đó. Kết quả là, động thái đó gây ra những tác động tiêu cực đối với thỏa thuận hạt nhân đột phá mà Bộ Ngoại giao Mỹ thương lượng vài ngày sau đó.

Cho đến nay, những thông điệp không thống nhất giữa các quan chức chính phủ về phương pháp tiếp cận đã và đang đe dọa làm tan vỡ hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tích cực thúc đẩy ngoại giao với Bình Nhưỡng, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton lại tuyên bố có thể Triều Tiên sẽ đi theo “mô hình Lybia”. Tuyên bố của ông Bolton từng khiến Bình Nhưỡng nổi giận, dọa hủy bỏ hội nghị.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton. Ảnh: AP

Tránh các thỏa thuận mơ hồ

Các cuộc đàm phán trước đây với Triều Tiên đã sụp đổ khi Mỹ không chú ý nhiều đến chi tiết. Trong Thỏa thuận Leap Day (tạm dịch: Ngày Nhuận) năm 2012, các quan chức chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng các vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên cũng thuộc diện đóng băng, tương tự các vụ phóng tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, điều này không được ghi lại bằng văn bản, và Triều Tiên sau đó đã lợi dụng điều này để tiến hành một vụ phóng vệ tinh mà nhiều nước nghi ngờ là để thử nghiệm công nghệ tên lửa.

Tương tự như vậy, Thỏa thuận Khung năm 1994 tập trung giải quyết việc tháo dỡ lò phản ứng của Triều Tiên tại Yongbyon nhưng không bao gồm việc cấm làm giàu urani. Vì vậy, sau 1 thập kỷ, Triều Tiên vẫn phát triển một chương trình làm giàu urani bí mật, đi ngược lại tinh thần của thỏa thuận nhưng về mặt kỹ thuật thì họ vẫn không vi phạm cam kết.

Trong cuộc đàm phán năm 2018 tới đây, sẽ có nhiều lĩnh vực mơ hồ, ví dụ như quy mô của quá trình phi hạt nhân hóa hay việc xác thực quá trình này. Những phạm trù đó cần được trình bày rõ ràng, đảm bảo sử dụng ngôn ngữ chính xác. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm các biện pháp xác minh trước đó.

Triều Tiên bí mật phát triển chương trình hạt nhân, tên lửa vì những "kẽ hở" trong thỏa thuận. Ảnh: Getty

Hạn chế bất đồng của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa

Những bất đồng về chính sách Triều Tiên giữa các đảng phái chính trị và các chính quyền đã làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc tuân thủ các cam kết. Hai tuần sau khi Thỏa thuận Khung được ký kết, Đảng Cộng hòa lên nắm quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ và làm cho thỏa thuận này trở nên kém hiệu quả. Vào thời điểm đó, Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát đã từ chối chi trả cho các chuyến tàu chở dầu tới Triều Tiên theo yêu cầu của thỏa thuận.

Một số nhà phân tích tin rằng việc Mỹ liên tục trì hoãn vận chuyển dầu tới Triều Tiên cùng các hành động chậm trễ khác của Washington khiến Bình Nhưỡng quyết định phát triển một chương trình làm giàu urani bí mật.

Nếu chính quyền Tổng thống Trump muốn đạt được một thỏa thuận bền vững thì họ cần xem xét các phương pháp để đảm bảo sự hỗ trợ từ nội bộ và phía đảng Dân chủ. Để tăng cơ hội kéo dài thỏa thuận, nhóm đàm phán nên theo đuổi một hiệp ước được Thượng viện phê chuẩn, chứ không phải là một thỏa thuận tương tự như thỏa thuận Iran.

Sử dụng chính thỏa thuận để giải quyết tranh chấp

Năm 2002, chính quyền cựu Tổng thống George Bush đã sử dụng bằng chứng về chương trình làm giàu urani bí mật của Triều Tiên để chấm dứt Thỏa thuận Khung. Đáp lại, đến năm 2003, Bình Nhưỡng quyết định rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 2006. Một số chuyên gia tin rằng Washington nên cố gắng giải quyết vấn đề làm giàu urani trong khuôn khổ thay vì hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận.

Lần đàm phán này, Mỹ và Triều Tiên cần xây dựng cơ chế giải quyết bất đồng để ngăn không cho các bên đơn phương rút khỏi các thỏa thuận một cách dễ dàng, đồng thời đảm bảo rằng các trụ cột của thỏa thuận không bị mất đi.

Coi trọng động cơ chính trị hơn mục đích phi hạt nhân hóa

Những chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Trump thường coi Triều Tiên là một mối quan tâm an ninh cấp độ 3. Các quan chức Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton dành rất ít sự chú ý để thực thi Thỏa thuận Khung, thay vào đó, họ hy vọng có sự thay đổi trong cơ cấu chính phủ của Triều Tiên.

Tương tự, chính quyền cựu Tổng thống Bush tập trung vào việc ngăn chặn Iraq phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, mặc dù có bằng chứng thuyết phục hơn về các chương trình bị cấm của Triều Tiên. Hiện nay, Tổng thống Trump coi việc đàm phán với Triều Tiên là chính sách đối ngoại ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, những vụ bê bối chính trị của Mỹ đang diễn ra có thể khiến Triều Tiên trở thành vấn đề thứ yếu.

Không đàm phán trực tiếp với Triều Tiên ngay từ đầu

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu Washington có nên đàm phán với Bình Nhưỡng song phương hay theo một định dạng đa phương. Một số nhà phân tích đã ủng hộ việc sử dụng các cuộc đàm phán song phương.

Cuộc gặp gỡ giữa cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung và cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter năm 1994 thường được ghi nhận là đặt nền móng cho Thỏa thuận cuối cùng. Tuy nhiên tới thời cựu Tổng thống Mỹ Bush, Washington không còn lựa chọn mô hình song phương mà ưu tiên cơ chế đa phương vì cho rằng cần tính tới quan điểm của các quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù vậy, đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên rốt cuộc vẫn đổ vỡ.

Hiện nay, chính quyền Tổng thống Trump đang đi theo một con đường khác, lựa chọn đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trước khi hợp tác riêng rẽ với các bên trong cuộc đàm phán trước đó về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo The Hill)

Tin nổi bật